Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

Kon Tum – Khởi Sắc Tiềm Năng

Ngày 15 Tháng 01, 2022
( Nguồn Việt) Kon Tum được coi như khu vực đầy tiềm năng vùng Bắc Tây Nguyên. Tỉnh miền núi Kon Tum sở hữu diện tích tự nhiên khoảng 1 triệu Km2. Kon Tum có tới gần 300km đường biên giới tiếp giáp với hai nước láng giềng Lào và Camphuchia, thông thương qua 3 cửa khẩu chính. Dân số Kon Tum dù chỉ có trên nửa triệu người, nhưng lại có tới 28 thành phần dân tộc sinh sống (chiếm 53% dân số). Lợi thế đó tạo nên sắc mầu văn hóa đa dạng cuốn hút phát triển kinh tế du lịch.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại triển lãm.
Hệ sinh thái các dân tộc có nguồn gốc lâu đời như Xơ đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ -Triêng, Brâu, Rơ Măm và Hre cùng văn hóa, sinh hoạt, canh tác truyền thống vốn rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Trên nền tảng lịch sử phát triển hơn 100 năm, cùng với vị trí địa lý đặc thù, thổ nhưỡng, địa hình và khí hậu nơi đây tiềm ẩn những nguồn tài nguyên hấp dẫn ngành du lịch Việt Nam. Nhiều địa danh của Kon Tum được Chính phủ đưa vào quy hoạch tổng thể, chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam.
Địa danh Măng đen gần đây được coi như điểm nhấn du lịch Kon Tum. Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 5/2/2013 phê duyệt Vùng du lịch sinh thái Măng Đen. Theo quyết định trên, vùng Măng Đen, huyện Kon Plong sẽ trở thành vùng phát triển sản suất nông, lâm và tiểu thủ công nghiệp trọng điểm kinh tế, góp phần nâng cao Du lịch địa phương. Ngoài điểm nhấn Măng Đen nổi tiếng, Kon Tum còn sở hữu Vườn quốc gia Chư Mom Ray với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đặc sắc; Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh; Khu du lịch sinh thái Rừng đặc dụng Đăk Uy; chuỗi điểm suối nước nóng Đăk Tô; Thác Đăc Lung; Lòng hồ Yaly... Kon Tum hiện đang sở hữu có hệ thống những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đậm đà bản sắc văn hóa dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Đông Tây Nguyên. Nguồn tài nguyên vô giá như : Văn hóa cư trú, văn hóa lễ hội, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, văn hóa cồng chiêng ... sẽ tạo cơ sở cho phát triển du lịch cộng đồng, mang đến những giá trị vật chất cho người dân nơi đây. Phát triển du lịch cộng đồng cũng chính là góp phần nâng cao dân trí, chung tay bảo tồn nhưng di sản văn hóa truyền thống của địa phương.
Nằm tại khu vực ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Camphuchia, Cửa khẩu Bờ Y cùng cột mốc biên giới ba biên có một không hai, nơi đây vốn đang tồn tại như một tín hiệu khả quan cho tương lai phát triển Du lịch và Kinh tế khu vực. Chương trình số 35-CTr/TU ngày 18/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 2058/KH-UBND; Quyết định số 1607/QĐ-UBND; Tất cả đều thể hiện quyết tâm cao của Đảng ủy, UBND tỉnh Kon Tum trong việc thực hiện nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong những năm gần đây, Kon Tum dần đưa ngành trồng, chế biến dược liệu của mình vào chiến lược phát triển kinh tế vùng Đông Tây Nguyên dựa vào những thuận lợi sẵn có của tỉnh. Với mũi nhọn “ quốc bảo Sâm Ngọc linh”, dược liệu Kon Tum được cả nước biết đến. Hiện diện tại Kon Tum có tới gần 600 loại dược liệu quý hiếm. Hiểu rõ điều này, lãnh đạo tỉnh Kon Tum tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và một số hội nghị, hội thảo nhằm đưa vùng dược liệu Kon Tum trở thành vùng dược liệu quốc gia. Hướng đi này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu và xu hướng sử dụng những nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, sạch dùng chăm sóc sức khỏe con người đang được thế giới đặc biệt chú ý.
Thành phố kon Tum
 
Tỉnh Kon Tum chỉ đạo thông qua việc ban hành nghị quyết số 08-NQ/TU(2/3/2018) nhằm thực hiện đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tới năm 2030, diện tích trồng dược liệu tại Kon Tum sẽ lên tới 25.000ha, trong đó có 10.000ha trồng sâm Ngọc Linh. Đồng thời Kon Tum tiếp tục kêu gọi đầu tư vào chuỗi cung ứng chế biến dược liệu tại địa phương, đáp ứng nhu cầu trong nước, hướng tới xuất khẩu dược liệu tinh chế, có giá trị cao.
Đại Hội Dược liệu Tình Kon Tum Lần thứ 1 nhiệm kỳ 2021- 2026
 
Nhằm đẩy mạnh hiệu quả đầu tư và kêu gọi đầu tư, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kon Tum vừa ban hành quyết định số 974/QĐ- UBND( 18/10/2021) về việc thành lập Ban chỉ đạo giải quyết thủ tục đầu tư tỉnh Kon Tum, ông Lê Ngọc Tuấn trực tiếp đảm nhiệm vai trò Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm – Phó trưởng ban thứ nhất; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Ngô Việt Thành – Phó trưởng ban; Giám đốc Ban Quản Lý các dự án 98 Phan Thanh Hùng – Phó trưởng ban. Ban chỉ đạo còn có 9 ủy viên gồm các lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở Kế hoạch & Đầu tư và văn phòng UBND tỉnh.
Kom Tum phát triển các vùng dược liệu
 
Với những lợi thế sẵn có cùng tiềm năng to lớn, cùng với nỗ lực hết mình của cả hệ thống chính trị tỉnh, Kom Tum sẽ sớm vượt qua đại dịch Covid -19, cùng với cả nước đưa kinh tế nước nhà sớm ổn định và phát triển.
Tin tưởng rằng: Với những chính sách hỗ trợ hiệu quả từ Trung ương, bằng quyết tâm cao của cấp Ủy các cấp, chính quyền địa phương, Kom Tum sẽ có những bước phát triển mới, trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư.
PV