Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

Những điểm nổi bật về Chính sách Văn hóa tại các quốc gia thành viên UNESCO năm 2021

Ngày 17 Tháng 01, 2022
Các biện pháp ứng phó với tác động của đại dịch COVID-19 đối với lĩnh vực văn hóa đã dẫn đến việc điều chỉnh các chính sách công về văn hóa trong suốt năm 2021. Đã có nhiều dấu hiệu tích cực cho thấy các quốc gia và thành phố đang chuyển đổi từ các biện pháp phục hồi sang các chiến lược dài hạn hơn nhằm xây dựng khả năng phục hồi văn hóa. 
Những điểm nổi bật về Chính sách Văn hóa tại các quốc gia thành viên UNESCO năm 2021
 

1. Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 đặt trọng tâm vào đời sống tinh thần của người dân, thu hẹp khoảng cách tiếp cận giữa khu vực nông thôn và thành thị, hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương và dân tộc thiểu số.

2. Đức đã ra mắt một cổng thông tin trực tuyến cho các hiện vật bảo tàng được mua lại trong thời kỳ thuộc địa. Cho đến nay, 25 cơ sở đã đóng góp 8.000 tác phẩm; kế hoạch của nước này là mở rộng cổng thông tin và dịch sang một số ngôn ngữ khác.

Những điểm nổi bật về Chính sách Văn hóa tại các quốc gia thành viên UNESCO năm 2021 ảnh 1

3. Chính phủ Barbados đã đưa ra sáng kiến ​​thành lập một khu di sản, bao gồm một viện nghiên cứu và bảo tàng dành riêng cho những câu chuyện về nô lệ, tọa lạc cạnh khu lăng mộ, nơi chôn cất các nạn nhân của chế độ nô lệ. Đây sẽ là đài tưởng niệm và kho lưu trữ đầu tiên của vùng Caribe thuộc thể loại này.

4. Qatar đã đặt làm khoảng 40 tác phẩm nghệ thuật công cộng mới của các nghệ sĩ trong nước và quốc tế để kỷ niệm đất nước đăng cai FIFA World Cup 2022.

5. Thư viện Quốc gia Cabo Verde, với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa và Công nghiệp Sáng tạo, đã tổ chức Hội chợ Sách nhằm quảng bá sách dành cho trẻ em của các tác giả trong nước và quốc tế.

6. Bộ Văn hóa và Di sản và Bộ Tài Chính của New Zealand đã công bố tài trợ cho 24 dự án lịch sử, tập trung đặc biệt vào lịch sử truyền miệng từ các cộng đồng đa dạng.

7. Hội đồng Nghệ thuật Ireland có kế hoạch đưa ra Chiến lược và Chính sách Âm nhạc vào năm 2022 để hướng dẫn ra quyết định trong lĩnh vực âm nhạc, và đã bắt đầu quá trình tham vấn rộng rãi để thông báo cho sự phát triển của kế hoạch này.

8. Cộng hòa Congo và Cộng hòa Dân chủ Congo đã cùng thông qua một khuyến nghị ủng hộ việc đưa âm nhạc rumba của Congo vào trường học và giáo dục đại học, nhằm góp phần tăng cường khả năng hiển thị và đảm bảo tính bền vững của thể loại này.

9. Costa Rica đã thông qua Luật Đầu tư Điện ảnh với mục tiêu là định vị quốc gia này như một điểm đến quay phim cho các công ty điện ảnh và nghe nhìn, tạo cơ hội việc làm, thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như bồi dưỡng nhân tài.

10. Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thúc đẩy Sự đa dạng của Chad đã phát động việc đào tạo các hòa giải viên văn hóa xã hội, đặc biệt là phụ nữ, trong khuôn khổ dự án Nhà máy Văn hóa của các sáng kiến ​​địa phương, bao gồm các khóa đào tạo nghệ thuật như các hội thảo về sáng tác và âm nhạc.

11. Australia đã khởi động Kế hoạch Hành động Nghệ thuật Thị giác Bản địa Quốc gia 2021–2025 để hỗ trợ các nghệ sĩ, tổ chức và doanh nghiệp Thổ dân và Cư dân trên eo biển Torres, nhằm xác định các mối quan tâm văn hóa và sự phát triển của ngành công nghiệp này, đặc biệt tập trung vào việc xây dựng các cơ hội kinh tế và bảo vệ các thực hành văn hóa trong một môi trường kỹ thuật số hiện đại.

12. Bộ trưởng Bộ Văn hóa Ai Cập đã khánh thành cửa hàng đầu tiên của “Your Book Kiosk” (Ki-ốt sách của bạn) để cung cấp các ấn phẩm với giá cả phải chăng, nhằm khuyến khích xây dựng văn hóa đọc. Tổng cộng 333 ki-ốt đang được lắp đặt tại các làng và thôn xóm của Ai Cập.

Những điểm nổi bật về Chính sách Văn hóa tại các quốc gia thành viên UNESCO năm 2021 ảnh 2

13. Hơn 900 đồ vật khảo cổ và dân tộc học bị cướp bóc và buôn bán đã chính thức được Hoa Kỳ trao trả cho chính quyền Mali, trong khuôn khổ Công ước 1970 của UNESCO về buôn bán trái phép hàng hóa văn hóa.

14. Bộ Thanh niên, Thể thao và Văn hóa Bahamas đã đưa ra một số sáng kiến ​​nhằm thúc đẩy tiềm năng kinh tế của văn hóa và các lĩnh vực sáng tạo, bao gồm nâng cao năng lực, phát triển tài năng, thu thập dữ liệu, phát triển thị trường quốc tế và quan hệ đối tác khu vực tư nhân.

15. Bộ Văn hóa Maroc đã phát động chương trình "Âm nhạc trong bệnh viện" nhằm giúp đỡ các bệnh nhân và gia đình của họ thông qua nghệ thuật và âm nhạc.

16. Quỹ Văn hóa Ukraine đã tiến hành một cuộc tham vấn để xây dựng dự thảo Chiến lược và Lộ trình phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo. Chiến lược nhằm hỗ trợ các lĩnh vực thiết kế, thời trang, nghệ thuật dân gian và hàng thủ công, các buổi hòa nhạc và ngành công nghiệp âm nhạc, cũng như ngành xuất bản sách, được ghi nhận là đóng góp 4% vào nền kinh tế quốc dân.

Những điểm nổi bật về Chính sách Văn hóa tại các quốc gia thành viên UNESCO năm 2021 ảnh 3

17. Bộ Thanh niên và Văn hóa Anguilla đã tổ chức Lễ hội Malliouhana lần thứ nhất, một chuỗi các hoạt động văn hóa và nghệ thuật nhằm làm nổi bật và quảng bá di sản văn hóa và nghệ thuật phong phú của Anguilla, xây dựng ý thức về bản sắc dân tộc và thúc đẩy du lịch.

18. Hội đồng nghệ thuật Na Uy sẽ lập bản đồ công việc của ngành văn hóa với sự đa dạng và phát triển phương pháp luận để thu thập dữ liệu về sự đa dạng.

19. Bộ Văn hóa và Thanh niên Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã công bố chi tiết Chiến lược Quốc gia về Công nghiệp Văn hóa và Sáng tạo thông qua 40 sáng kiến mới hỗ trợ các chuyên gia sáng tạo và tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh.

20. Quốc hội Cộng hòa Trung Phi đã thông qua luật thành lập Văn phòng Bản quyền Trung Phi, nhằm thúc đẩy lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật của đất nước.

21. Hội đồng Nghệ thuật Hàn Quốc đã dẫn đầu cuộc thảo luận về vai trò của nghệ thuật trong thời đại khủng hoảng khí hậu, khám phá mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và nghệ thuật, cũng như vai trò của các chính sách văn hóa trong việc giải quyết khủng hoảng khí hậu. Sự kiện này là một phần của cuộc thảo luận rộng hơn đang được tổ chức tại Hàn Quốc về phát triển và biến đổi khí hậu.

22. Văn phòng Thủ công mỹ nghệ Quốc gia Tunisia, hợp tác với Quỹ Rambourg, đã khởi động một nền tảng kỹ thuật số để thúc đẩy ngành thủ công trong nước bằng cách cung cấp quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về các nghệ nhân.

Theo UNESCO