Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

UNESCO - From the past, until present and to the future

Ngày 15 Tháng 01, 2022
( Nguon Viet) The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO) was established in November 1945 and officially came into operation in 1946. Currently, UNESCO has 193 members and 11 associate members. Besides its headquarters in Paris, France, UNESCO also has more than 50 affiliated offices, institutes and centers in many places around the world.
UNESCO is one of the largest specialized organizations of the United Nations (UN). Its mission is to strengthen cooperation among countries in the fields of education, science, and culture to ensure peace and respect for justice, law, human rights, and fundamental freedoms for all, without any distinction of race, sex, language, or language, religion -  which follows the core values of the Convention of this organization.
After 75 years, UNESCO has been playing an important role in the development of humanity. UNESCO has contributed to the preservation and promotion of cultural values of humanity through nearly 2,300 world heritage sites; UNESCO protects the environment, prevents climate change through 169 global geoparks, 727 world biosphere reserves. UNESCO has also made a strong impression in eradicating illiteracy, building a learning and lifelong learning society, and improving the quality of education at all levels; sharing and disseminating knowledge and advances of science and technology with the goal of "No one is left behind". UNESCO has affirmed the role and position of a world intellectual cooperation organization, a "laboratory of ideas", and is considered an organization representing the conscience and intellect of humanity.
Appreciating the role of UNESCO, Mr. Mai Phan Dung, Secretary General of the Vietnam National Committee for UNESCO, Director of the Department of Cultural Diplomacy and UNESCO under the Ministry of Foreign Affairs, led the Vietnamese delegation to attend the 41th session of the UNESCO General Assembly which is taking place at the organization's headquarters in Paris, emphasizing that over the past 75 years, UNESCO has made many important contributions to peace and sustainable development in its own way: conservation the good values of the past, accompanying the development of the present and building a vision for the future.
According to Mr. Mai Phan Dung, the world today is facing many emerging challenges and risks. Global issues such as epidemics, climate change, environmental pollution, cyber security, ethnic and religious conflicts, development inequalities, negative socio-cultural changes... still continue to be complicated. These are issues that are directly related to UNESCO's expertise and pose new requirements for the organization.
In order to protect and promote the achievements in the past as well as affirm the role and position in solving non-traditional security challenges, contributing to world peace, stability and sustainable development, UNESCO is facing many opportunities but also facing many difficulties.
In terms of opportunities, most prominently, all members  support UNESCO's central role in addressing global challenges and realizing the Sustainable Development Goals. In addition, UNESCO has successfully created images and imprints around the world with its leading role in preserving and promoting the values of world heritage sites, in eradicating illiteracy, and improving the quality of education levels across the globe and presented in the growth journey of every child on Earth.
The organization itself has made many internal reform efforts, aiming to be a key player in professional fields, a forum for knowledge dialogue, representing all cultures, all ideas of the humanity, with a humanistic, interdisciplinary approach. In particular, with the role as the only specialized UN agency in charge of science - a matter of concern to many members, especially developing countries, UNESCO is able to promote its role as a "ideas laboratory”, an intellectual cooperation organization to strongly promote multilateral cooperation on this content, especially open science.
However, UNESCO is also facing many challenges, such as difficulties in resources, including human and financial resources to implement programs and projects. Besides, even though it is a purely multilateral technical cooperation mechanism, UNESCO cannot avoid the tendency to politicize some issues between member countries, which partly affects professional cooperation.
The contradiction between heritage preservation and ensuring livelihoods for indigenous communities, between preserving historical values and development, and pressures from modern life make conservation work face many difficulties.
In 2021, Vietnam has marked 45 years since joined UNESSCO. Vietnam shares goals and missions, attaches importance to the role and activities of UNESCO in order to contribute to maintaining international peace and security, promoting intellectual cooperation for sustainable development; support reform efforts to become a more democratic, transparent and efficient organization.
Sharing about Vietnam's participation and contributions in UNESCO's activities, Mr. Mai Phan Dung stated that the Vietnam - UNESCO relationship can be summarized by three words "comprehensive, substantive and effective".
After 45 years of joining this organization, Vietnam has always been an active and responsible member. Vietnam has made many contributions to organization building and solving common problems and has also benefited from UNESCO's capital, knowledge, and policy advice.
Vietnam has been holding many important positions such as a member of the Executive Council, the World Heritage Committee, the International Coordinating Council of the Program on Man and the Biosphere (ICC-MAB), the Joint Committee on Oceanographic Government of the Western Pacific (IOC WESTPAC). Vietnam has sent representatives and experts to hold a number of important positions at UNESCO's specialized agencies and make practical contributions to organization building and solving major issues of concern to UNESCO and its members.
In addition, Vietnam also cooperates closely with UNESCO in professional fields, doing the goal of education for sustainable development, and proposes many proposals to harmonize the conservation and promotion of natural values, World heritage management, preservation of documentary heritages, global geoparks, biosphere reserves in Vietnam.
Vietnam-UNESCO cooperation was upgraded during the visit of Prime Minister Pham Minh Chinh to UNESCO headquarters on November 5th, with the signing of a Memorandum of Understanding on cooperation for the period 2022-2029. During a meeting with Ms. Audrey Azoulay, General Director of UNESCO, Prime Minister Pham Minh Chinh highly appreciated UNESCO for always accompanying Vietnam in the process of national construction and development, and wished the two sides to promote cooperation further to bring the Vietnam-UNESCO partnership to a new level of substance and effectiveness, especially focusing on sharing knowledge and ideas, promoting models and titles, and supporting capacity building for sustainable and inclusive socio-economic development in Vietnam.
With the desire to contribute more substantive and effective on the issues that UNESCO is handling, especially on the implementation of strategies, programs and projects to support countries to recover from the COVID-19 pandemic and to implement the Sustainable Development Goals, Vietnam has been elected to the Executive Council of UNESCO for the term 2021-2025, the Intergovernmental Committee of the Intangible Heritage Convention for the term 2022-2026, the World Heritage Committee for the term of 2023-2027. At the same time, with the experience of a non-permanent member of the UN Security Council for the 2020-2021 term, Vietnam is ready to share experiences and act as a bridge in further strengthening multi-faceted cooperation between UNESCO and the Association Southeast Asian countries (ASEAN) and other regional organizations in the coming time.
It can be said that, after more than 75 years of establishment and development, with the task of affirming the humanistic missions of education, science and culture, UNESCO's programs have been and will contribute to the completion of the following goals: Sustainable development goals set by the United Nations. In the context that the world is constantly changing with many complex challenges, UNESCO is expected to continue to affirm its central role in multilateral efforts to resolve cultural, ethnic and religious conflicts; narrowing the gap in science and technology and education quality; research on socio-cultural changes caused by the rapid development of science and technology; environmental protection and biodiversity, adaptation to climate change; maintaining the diversity of cultures, contributing to the world's peace, stability and sustainable development. And as affirmed by Prime Minister Pham Minh Chinh during his visit to UNESCO headquarters on November 5th, Vietnam will continue to promote its role as an active and responsible member, effectively contributing to the common work of UNESCO.
UNESCO, từ quá khứ, hiện tại tới tương lai
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) được thành lập vào tháng 11/1945 và chính thức đi vào hoạt động năm 1946. Hiện UNESCO có 193 thành viên và 11 thành viên liên kết. Ngoài trụ sở chính tại Paris, Pháp, UNESCO còn có hơn 50 văn phòng, viện và trung tâm trực thuộc tại nhiều nơi trên thế giới.

UNESCO là một trong những tổ chức chuyên môn lớn nhất của Liên hợp quốc (LHQ), có nhiệm vụ thắt chặt hợp tác giữa các nước trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa nhằm đảm bảo hòa bình và tôn trọng công lý, luật pháp, quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, theo tinh thần Công ước của tổ chức này. Sau 75 năm chính thức đi vào hoạt động, có thể nói UNESCO đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhân loại. UNESCO đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của nhân loại thông qua gần 2.300 di sản thế giới; bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu thông qua 169 công viên địa chất toàn cầu, 727 khu dự trữ sinh quyển thế giới. UNESCO cũng in dấu đậm nét trong việc xóa mù chữ, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp; chia sẻ, phổ biến tri thức, tiến bộ của khoa học công nghệ nhằm mục tiêu “Không ai bị bỏ lại phía sau”. UNESCO đã khẳng định vai trò và vị thế của một tổ chức hợp tác trí tuệ của thế giới, “phòng thí nghiệm của các ý tưởng”, đồng thời được coi là tổ chức đại diện cho lương tri và trí tuệ của nhân loại.
Đánh giá về vai trò của UNESCO, ông Mai Phan Dũng, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO thuộc Bộ Ngoại giao, dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự phiên họp lần thứ 41 của Đại hội đồng UNESCO đang diễn ra tại trụ sở tổ chức ở thủ đô Paris, nhấn mạnh trong 75 năm qua, UNESCO đã có nhiều đóng góp quan trọng cho hòa bình và phát triển bền vững theo cách riêng của mình là bảo tồn những giá trị tốt đẹp của quá khứ, đồng hành với sự phát triển của hiện tại và xây dựng tầm nhìn cho tương lai.
Theo ông Mai Phan Dũng, thế giới ngày nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ mới nổi. Các vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, sự bất bình đẳng về phát triển, biến đổi văn hóa-xã hội tiêu cực…vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Đây là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến chuyên môn của UNESCO và đặt ra những yêu cầu mới đối với tổ chức..
Để bảo vệ và phát huy những thành tựu trong thời gian qua cũng như khẳng định vai trò và vị thế trong giải quyết các thách thức an ninh phi truyền thống, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững thế giới, UNESCO đang đứng trước nhiều cơ hội song cũng gặp không ít khó khăn.
Về cơ hội, nổi bật nhất là các thành viên đều ủng hộ vai trò trung tâm của UNESCO trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu và thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Bên cạnh đó, UNESCO đã tạo dựng thành công hình ảnh và dấu ấn trên khắp thế giới với vai trò đi đầu trong bảo tồn và phát huy giá trị các di sản thế giới, trong việc xóa mù chữ, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp trên toàn cầu và hiện diện trong hành trình phát triển của mỗi trẻ em trên Trái Đất.
Bản thân tổ chức này đã có nhiều nỗ lực cải tổ nội bộ, hướng tới là một nhân tố chủ chốt trong các lĩnh vực chuyên môn, là diễn đàn đối thoại tri thức, đại diện cho mọi nền văn hóa, mọi tư tưởng của nhân loại, với cách tiếp cận nhân văn, liên ngành. Đặc biệt, với vai trò là cơ quan chuyên môn duy nhất của LHQ phụ trách về khoa học - vấn đề được nhiều thành viên, nhất là các quốc gia đang phát triển quan tâm, UNESCO có khả năng phát huy vai trò “phòng thí nghiệm các ý tưởng”, tổ chức hợp tác trí tuệ để thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác đa phương về nội dung này, nhất là khoa học mở.
Tuy nhiên, UNESCO cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, như khó khăn về nguồn lực, bao gồm nhân lực và tài chính để triển khai các chương trình, dự án. Bên cạnh đó, dù là cơ chế hợp tác chuyên môn đa phương thuần túy, UNESCO cũng không tránh khỏi xu hướng chính trị hóa một số vấn đề giữa các quốc gia thành viên, phần nào làm ảnh hưởng đến hợp tác chuyên môn.
Mâu thuẫn giữa việc bảo tồn di sản với việc đảm bảo sinh kế cho cộng đồng dân cư bản địa, giữa việc bảo tồn giá trị lịch sử với việc phát triển và sức ép từ cuộc sống hiện đại khiến cho công tác bảo tồn cũng gặp nhiều khó khăn.
Năm 2021 đánh dấu tròn 45 năm Việt Nam gia nhập UNESSCO. Việt Nam chia sẻ mục tiêu, sứ mệnh, coi trọng vai trò và các hoạt động của UNESCO nhằm góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác trí tuệ vì phát triển bền vững; ủng hộ các nỗ lực cải tổ để trở thành một tổ chức dân chủ, minh bạch và hiệu quả hơn.
Chia sẻ về sự tham gia và những đóng góp của Việt Nam trong các hoạt động của UNESCO, ông Mai Phan Dũng nêu rõ quan hệ Việt Nam - UNESCO có thể được tóm tắt bằng ba từ “toàn diện, thực chất và hiệu quả”.
Sau 45 năm gia nhập tổ chức này, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm. Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho việc xây dựng tổ chức và giải quyết các vấn đề chung và cũng được thụ hưởng nguồn vốn, tri thức, tư vấn chính sách của UNESCO.
Việt Nam đã và đang đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như thành viên Hội đồng Chấp hành, Ủy ban Di sản thế giới, Hội đồng Điều phối quốc tế thuộc Chương trình Con người và Sinh quyển (ICC-MAB), Ủy ban liên chính phủ hải dương học khu vực Tây Thái Bình Dương (IOC WESTPAC). Việt Nam đã cử đại diện, chuyên gia giữ một số vị trí quan trọng tại các cơ quan chuyên môn của UNESCO và đóng góp thiết thực cho việc xây dựng tổ chức, giải quyết các vấn đề lớn mà UNESCO và các thành viên quan tâm.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng hợp tác chặt chẽ với UNESCO trên các lĩnh vực chuyên môn, thực hiện mục tiêu giáo dục vì sự phát triển bền vững, đưa ra nhiều đề xuất giải quyết hài hòa giữa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới, gìn giữ các di sản tư liệu, các công viên địa chất toàn cầu, khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam.
Hợp tác Việt Nam-UNESCO đã được nâng cấp nhân chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới trụ sở UNESCO ngày 5/11 vừa qua, với việc hai bên ký kết Bản Ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2022-2029. Trong cuộc hội kiến bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao UNESCO luôn đồng hành với Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời mong muốn hai bên thúc đẩy hợp tác hơn nữa để đưa quan hệ đối tác Việt Nam – UNESCO lên một tầm cao mới thực chất và hiệu quả hơn, nhất là tập trung chia sẻ tri thức, ý tưởng, thúc đẩy các mô hình và danh hiệu, hỗ trợ nâng cao năng lực vì sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bao trùm ở Việt Nam.
Với mong muốn đóng góp thực chất và hiệu quả hơn nữa về các vấn đề mà UNESCO đang xử lý, nhất là trong triển khai các chiến lược, chương trình, dự án hỗ trợ các quốc gia phục hồi sau đại dịch COVID-19 và thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững, Việt Nam đã ứng cử vào Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025, Ủy ban liên chính phủ Công ước di sản phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026, Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023-2027. Đồng thời, với kinh nghiệm của ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, làm cầu nối trong việc tăng cường hơn nữa hợp tác nhiều mặt giữa UNESCO với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các tổ chức khu vực khác trong thời gian tới.
Có thể nói, sau hơn 75 năm hình thành và phát triển, với nhiệm vụ khẳng định những sứ mệnh nhân văn của giáo dục, khoa học và văn hóa, các chương trình của UNESCO đã, đang và sẽ góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững do LHQ đề ra. Trong bối cảnh thế giới đang biến động không ngừng với nhiều thách thức phức tạp, UNESCO được kỳ vọng tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm trong các nỗ lực đa phương để giải quyết các xung đột văn hóa, sắc tộc, tôn giáo; thu hẹp khoảng cách về khoa học công nghệ và chất lượng giáo dục; nghiên cứu biến đổi văn hóa - xã hội do sự phát triển quá nhanh của khoa học công nghệ; bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu; duy trì sự đa dạng của các nền văn hóa, góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của thế giới. Và như khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm tới trụ sở UNESCO ngày 5/11 vừa qua, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò thành viên tích cực, có trách nhiệm, đóng góp hiệu quả cho công việc chung của UNESCO.
PV