Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

Bảo Tàng Cổ Vật Hoàng Long Nơi Lưu giữ và phát huy giá trị di sản Văn Hóa/ông Hoàng văn Thông

Ngày 16 Tháng 12, 2020
( Nguồn Việt) Thanh Hóa là một vùng đất thiêng liêng, đang lưu giữ trong lòng một khối lượng khổng lồ những di sản văn hóa mà các tiền nhân “tin cậy ”trao cho hậu thế. Có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa, những làn đệu dân ca, dân vũ, trò chơi diễn xướng và một khối lượng cổ vật  có giá trị rất lớn về mặt văn hóa lúa nước Đông Sơn.Theo dòng khách tham quan , những ngày đầu năm mới phóng viên Nguồn Việt có dịp viếng thăm và trò chuyện cùng doanh nhân Hoàng Văn Thông- giám đốc Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long tại đường Nguyễn Duy Hiệu-phường Đông Hương-Thanh Hóa.

Thưa ông  Hoàng văn Thông:
Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long được công nhận là Bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, đang lưu giữ và trưng bày hàng nghìn cổ vật quý hiếm, có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ,đặc biệt là nền văn hóa lúa nước Đông Sơn. Ông có thể chia sẻ: cơ duyên .nay? Và ông có thể giới thiệu đôi nét về các bộ sưu tập trong bảo tàng?


Doanh Nhân Hoàng Văn Thông: trước đây tôi làm xây dựng, trong quá trình đào móng các công trình tôi vô tình đào được rất nhiều vật dụng lạ từ thời xa xưa, tìm hiểu về các đồ dùng đó tôi càng thấy thêm yêu văn hóa của dân tộc mình, không biết mình bén duyên từ bao giờ. Bởi vậy: hàng chục năm nay,bất kỳ nghe ở đâu, gần hay xa có những cổ vật, tôi đều tức tốc lên đường bất kể ngày hay đêm. Bạn bè, anh em các nơi thấu hiểu lòng đam mê của tôi, nên khi có tin về Cổ vật, đều nhanh chóng “alo”! do vậy tôi có thêm nhiều thông tin để truy tìm Cổ vật. Để có được một khối lượng hiện vật khổng lồ như ngày hôm nay,chưa kể đến các nguồn kinh phí phải bỏ ra, mới chỉ tính công sưu tầm, phát hiện,lưu giữ đã khó mà có thể hình dung được.

Nếu không thực sự đam mê,và không hướng về cội nguồn dân tộc, muốn bảo tồn và phát huy di sản dân tộc để các thế hệ đời sau có thể tìm hiểu về văn hóa lịch sử cũng như những câu chuyện từ cổ vật liên quan đến từng thời kỳ thịnh trị của các vị vua thì có lẽ tôi không thể kham được việc này.Được thành lập từ năm 2006 nằm trong khuôn viên Rừng trong phố tại số 41 Đội Cung, phường Đông Thọ- thành phố Thanh Hóa, đến nay Bảo tàng đã được xây dựng và trưng bày trên một khu đất đẹp , mặt tiền đường Nguyễn Duy Hiệu-phường Đông Hương-thành phố Thanh Hóa.Với 3 tầng khang trang, hoành tráng, Bảo tàng đủ sức đẻ trưng bày khối lượng hiện vật khổng lồ.Hơn 16 nghìn hiện vật được chia thành 17 bộ sưu tập gồm: Bộ sưu tập đồ đồng, Trống Đồng, gương đồng, binh khí đồng..., bộ sưu tập đồ gốm, sứ nổi bật là đồ sứ men ngọc, men cê ra đông, bộ sưu tập đồ Ngà, bộ sưu tập đất nung, bộ sưu tầm tem thư, bộ sưu tầm huân, huy chương, bộ sưu tập sách cổ, bộ sưu tập đồ gỗ, bộ sưu tập Sắc phong, kể cả bộ sưu tập những dụng cụ sản xuất, sinh hoạt của nông dân Việt cổ...


Tất cả hợp lại tạo nên: “ cái hồn cốt của Bảo Tàng cổ vật Hoàng Long, giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, nhân dân và du khách tìm hiểu sâu về cội nguồn của ông cha trong suốt chiều dài quốc sử”. Song song với việc sưu tầm bảo tồn giới thiệu cổ vật, Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long còn chủ chương lập một số kỉ lục về đúc mới các hiện vật bằng đồng theo phương pháp thủ công truyền thống: năm 2009 xác lập kỉ lục đúc Trống Đồng và kỉ lục đúc Thác Đồng theo phương pháp thủ công truyền thống lớn nhất Việt Nam. Hàng năm, Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long đã đón hơn 200.000 lượt khách đến thăm quan nghiên cứu, các “ sử gia”, có khá nhiều du khách nước ngoài, có đông các cháu học sinh, sinh viên đến tham quan học tập. Cuốn sổ vàng của Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long ghi lưu bút của nhiều khách tham quan với cảm tưởng dâng trào khi được trở về với cuội nguồn cha ông.Đến với Bảo tàng vào 2 ngày cuối trong tuần du khách còn được khám phá nét đẹp và độc đáo của chợ phiên xứ thanh “ Mua người chán,bán người cần” . Chợ trở thành nơi để những người yêu đồ cổ chia sẻ, mua bán, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về đồ cũ. Người đến với phiên chợ này không hẳn để bán, để mua mà có khi chỉ là để chiêm ngưỡng, nhìn ngắm, được tận mắt sờ vào từng món đồ mang trong mình nhiều giá trị thời gian.


      Chia tay ông Hoàng Văn Thông- giám đốc Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long, chúng tôi thực sự khâm phục bản lĩnh ,dám nghĩ,dám làm, tâm huyết ,đam mê đồ cổ. Bảo tàng Cổ vật Hoàng long luôn mở rộng cửa đón mọi người tìm về cội nguồn, ở đó thời gian không bao giờ trôi đi, những giá trị văn hóa , truyền thống của dân tộc luôn tồn tại vĩnh viễn.
Nhung Nguyễn
 

hỗ trợ trực tuyến

Email: nguonviet.unesco@gmail.com

Sản phẩm nổi bật

  • Hành trình phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh của nữ doanh nhân Kon Tum Nguyễn Thị Duyên (Giám đốc

    Hành trình phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh của nữ doanh nhân Kon Tum Nguyễn Thị Duyên (Giám đốc

  •  Khát Vọng

    Khát Vọng " Biến cát biển thành vàng" của Doanh Nhân Phù Tường Nguyên Dũng