Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

Ngày 14 Tháng 12, 2020
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, viết tắt UNESCO (tiếng AnhUnited Nations Educational Scientific and Cultural Organization) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hiệp Quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dụckhoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lýluật phápnhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộcnam nữngôn ngữtôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).

UNESCO hiện có 195 quốc gia thành viên[1] và 9 quan sát viên[2][3]. Trụ sở chính đặt tại ParisPháp, với hơn 50 văn phòng vài viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới. Hầu hết các văn phòng của UNESCO làm việc với 3 nước hoặc nhiều hơn trong cùng khu vực.

Một số các dự án nổi bật của UNESCO là duy trì danh sách các di sản thế giớikhu dự trữ sinh quyển thế giớidi sản tư liệu thế giớicông viên địa chất toàn cầudi sản văn hóa phi vật thể của nhân loại...
 

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

UNESCO có 3 chức năng hoạt động chính phục vụ cho mục đích của tổ chức, bao gồm:

  1. Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi; khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh;
  2. Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa bằng cách:
    • Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nước;
    • Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộcnam nữ hoặc bất cứ sự khác biệt nào khác về kinh tế hay xã hội;
    • Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do;
  3. Duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức bằng cách:
    • Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học, khuyến nghị với các nước hữu quan về các Công ước quốc tế cần thiết;
    • Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc, trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và mọi tư liệu có ích;
    • Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản phẩm của mỗi nước thông qua các phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp.
Nguồn: Công ước thành lập UNESCO

Cơ cấu[sửa | sửa mã nguồn]

UNESCO được tổ chức với một Đại hội đồng, một Hội đồng chấp hành và một Ban Thư ký. Đại hội đồng gồm các đại diện của các nước thành viên UNESCO (mỗi nước thành viên được chọn cử 5 đại biểu). Hội đồng chấp hành gồm các ủy viên được Đại hội đồng bầu ra trong số các đại biểu được các nước thành viên ứng cử; mỗi ủy viên của Hội đồng chấp hành đại diện cho Chính phủ nước mình. Ban Thư ký UNESCO gồm có Tổng Giám đốc và số nhân viên được thừa nhận là cần thiết. Tổng Giám đốc do Hội đồng chấp hành đề nghị và Đại hội đồng bầu cử (nhiệm kỳ 6 năm) với những điều kiện được Đại hội đồng chấp nhận. Tổng Giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO.

Hiện UNESCO có 195 quốc gia là thành viên. Các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc có quyền gia nhập UNESCO; còn các quốc gia khác có thể được chấp nhận nếu được Hội đồng chấp hành giới thiệu và được Đại hội đồng biểu quyết với đa số hai phần ba thành viên có mặt tán thành.

Các quốc gia thành viên thường thành lập một tổ chức đại diện cho UNESCO ở nước mình, tùy điều kiện cụ thể. Phổ biến hiện nay là Ủy ban quốc gia UNESCO, trong đó có đại diện của Chính phủ và của các ngành Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Thông tin. Tuy có đại diện tại từng quốc gia, phương châm hoạt động của UNESCO là không can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia. Ủy ban quốc gia UNESCO làm nhiệm vụ cố vấn cho đoàn đại biểu nước mình ở Đại hội đồng và cho Chính phủ trong các vấn đề liên quan đến UNESCO. Ủy ban này thường gồm đại diện các Vụ, Cục, các Bộ, các cơ quan và tổ chức khác quan tâm đến các vấn đề giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin, các nhân vật độc lập tiêu biểu cho các giới liên quan. Nó cũng có thể bao gồm Ban chấp hành thường trực, các cơ quan phối hợp, các tiểu bang và các cơ quan phụ cần thiết khác.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

UNESCO được thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1945 với việc ký kết Công ước thành lập của UNESCO. Ngày 1 tháng 11 năm 1946, Công ước này được chính thức có hiệu lực với 20 quốc gia công nhận:

Thập niên 1970 và 1980, UNESCO là trung tâm của một tranh cãi trong đó Hoa Kỳ và Anh cho rằng đây là một diễn đàn để các nước theo chủ nghĩa cộng sản và thế giới thứ ba chống lại phương Tây. Hoa Kỳ và Anh lần lượt rút khỏi tổ chức này năm 1984 và 1985. Sau đó, Anh và Hoa Kỳ lại tham gia tổ chức này lần lượt vào năm 1997 và 2003.

Những năm cuối thập niên 1990, UNESCO đã thực hiện một số cải cách trong tổ chức, như cắt giảm nhân lực và số đơn vị. Số văn phòng giảm từ 79 (năm 1999) xuống 52 (hiện nay).

Năm 1998, UNESCO ủng hộ phần mềm tự do.

Các tổ chức phi chính phủ UNESCO NGO[sửa | sửa mã nguồn]

UNESCO có quan hệ chính thức với 322 tổ chức phi chính phủ quốc tế (NGO).[4] Phần lớn số đó được UNESCO gọi là "operational", và một số chọn lọc là "formal".[5] Mức quan hệ cao nhất với UNESCO là "formal associate" và có 22 NGO như vậy[6].

Viết tắt Tổ chức Tên gốc
IB Tú tài Quốc tế International Baccalaureate
CCIVS Uỷ ban Điều phối Dịch vụ Tự nguyện Quốc tế Co-ordinating Committee for International Voluntary Service
EI Quốc tế Giáo dục Education International
IAU Hiệp hội Quốc tế các trường Đại học International Association of Universities
IFTC Hội đồng Điện ảnh, Truyền hình và Truyền thông nghe nhìn Quốc tế International Council for Film, Television and Audiovisual Communication
ICPHS Hội đồng Quốc tế về Triết học và Nghiên cứu Nhân văn có Xuất bản Diogenes International Council for Philosophy and Humanistic Studies which publishes Diogenes
ICSU Hội đồng Khoa học Quốc tế International Council for Science
ICOM Hội đồng Bảo tàng Quốc tế International Council of Museums
ICSSPE Hội đồng Khoa học Thể thao và Giáo dục Thể chất Quốc tế International Council of Sport Science and Physical Education
ICA Hội đồng Lưu trữ Quốc tế International Council on Archives
ICOMOS Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế International Council on Monuments and Sites
IFJ Liên đoàn Quốc tế các Nhà báo International Federation of Journalists
IFLA Liên đoàn các Hiệp hội và Tổ chức Thư viện Quốc tế International Federation of Library Associations and Institutions
IFPA Liên đoàn các Hiệp hội Thơ Quốc tế International Federation of Poetry Associations
IMC Hội đồng Âm nhạc Quốc tế International Music Council
IPA Hiệp hội Cảnh sát Quốc tế International Police Association
INSULA Hội đồng Khoa học Phát triển Đảo Quốc tế International Scientific Council for Island Development
ISSC Hội đồng Khoa học Xã hội Quốc tế International Social Science Council
ITI Viện Nhà hát Quốc tế International Theatre Institute
IUCN Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế International Union for Conservation of Nature
IUTAO Liên đoàn các Tổ chức và Hiệp hội Kỹ thuật Quốc tế International Union of Technical Associations and Organizations
UIA Liên hiệp các Hiệp hội Quốc tế Union of International Associations
WAN Hiệp hội Báo chí thế giới World Association of Newspapers
WFEO Liên đoàn Thế giới các Tổ chức Kỹ thuật World Federation of Engineering Organizations
WFUCA Liên đoàn Thế giới các Câu lạc bộ, Trung tâm và Hiệp hội UNESCO World Federation of UNESCO Clubs, Centres and Associations

Các viện và trung tâm[sửa | sửa mã nguồn]

Các viện và trung tâm

Viết tắt Tên Tên gốc Vị trí
IBE Văn phòng Giáo dục Quốc tế International Bureau of Education Genève[7]
UIL Viện UNESCO về Học tập Suốt đời UNESCO Institute for Lifelong Learning Hamburg[8]
IIEP Học viện Quốc tế UNESCO về Hoạch định Giáo dục UNESCO International Institute for Educational Planning Paris (headquarters) and Buenos Aires (regional office)[9]
IITE Viện UNESCO về Công nghệ Thông tin trong Giáo dục UNESCO Institute for Information Technologies in Education Moskva[10]
IICBA Học viện Quốc tế UNESCO về Xây dựng Năng lực ở châu Phi UNESCO International Institute for Capacity Building in Africa Addis Ababa[11]
IESALC Học viện Quốc tế UNESCO về Giáo dục Đại học ở Mỹ Latinh và vùng Caribê UNESCO International Institute for Higher Education in Latin America a

hỗ trợ trực tuyến

Email: nguonviet.unesco@gmail.com

Sản phẩm nổi bật

  • Hành trình phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh của nữ doanh nhân Kon Tum Nguyễn Thị Duyên (Giám đốc

    Hành trình phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh của nữ doanh nhân Kon Tum Nguyễn Thị Duyên (Giám đốc

  •  Khát Vọng

    Khát Vọng " Biến cát biển thành vàng" của Doanh Nhân Phù Tường Nguyên Dũng