Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

THẤU CỐT ĐẢ - ÍCH LỢI CỦA LUYỆN TẬP KUNGFU CỔ/Võ sư Hoàng Cao Phương/VÕ ĐƯỜNG THIẾU LÂM NAM PHÁI KUNGFU – HOÀNG GIA

Ngày 07 Tháng 02, 2021

( Nguồn Việt) Luyện quyền bất luyện công

Đáo lão nhất trường không

Với phương châm trên, phương pháp luyện tập cốt (phần cơ bản cho đôi tay) của võ đường " Thiếu Lâm Nam Phái KungFu – Hoàng gia" - THẤU CỐT ĐẢ răt được coi trọng.


Võ sư Hoàng Cao Phương

“Thấu cốt đả” là một nội dung đặc thù trong võ thuật Thiếu Lâm cổ, nội dung này gần như rất hiếm được nhắc tới trong hầu hết các thư tịch, nhưng hiện vẫn còn được truyền dạy trong nhiều môn.

Trước hết để hiểu được cả cụm từ “Thấu Cốt Đả”, cần hiểu rõ từ “Thấu”, có nghĩa là thẩm thấu. “Cốt”, có nghĩa là “Xương”. “Đả”, có nghĩa là “Đánh”. Vậy nên ngôn từ tự nó cũng đã lột tả được phần nào bản chất thật sự của nội dung này.

Do đặc thù thể chất của người phương Nam, các môn thuộc Nam Quyền – Nam Thiếu Lâm rất coi trọng bộ tay. Bộ tay vốn dĩ luôn được coi là phần linh hoạt hơn cả trong cơ thể. Chân thì có sức mạnh lớn hơn tay, nhưng còn phải gánh vác cho việc đi - đứng - chạy - nhảy, nên sự linh hoạt có kém hơn. Hơn nữa từ tuổi trung niên trở đi, do quá trình lão hoá diễn ra trong cơ thể người nhanh hơn, phần thận sẽ suy giảm rõ rệt. Thận suy giảm làm cho mật độ xương bị giảm theo, có thể gây ra hiện tượng loãng xương kể từ tuổi trung niên. Thận suy giảm làm cho chức năng linh hoạt của đôi chân giảm nhanh hơn. Tuổi trung niên trở đi, đôi chân sẽ kém linh hoạt và mạnh. Còn đôi tay vẫn duy trì được phong độ thêm một thời gian nữa, dài hơn chân nhiều. Quá trình suy giảm sẽ diễn ra từ dưới lên trên theo tuần tự của xương như : chân trước, rồi đến lưng, sau mới ra tay, chuyển đến não thì coi như đã “về đích” cuộc đời. Tay linh hoạt khéo léo, khoẻ mạnh thì cũng làm giảm bớt quá trình lão hoá trong cơ thể. Tay linh hoạt thì lại giúp cho não cũng linh hoạt trẻ lâu hơn người có đôi tay lười vận động.

Việc luyện xương cốt cho đôi tay, được tiến hành một cách bài bản có mức độ từ từ tiệm tiến mà nên. Luyện tập cũng rất đơn giản đó là bằng việc va đập với các vật dụng để luyện như cây nhỏ tầm như thân cây tre là vừa, lớn hơn nữa thì cỡ như bắp đùi là cùng. Còn ham tập với các cây to lớn nữa thì chỉ có hại, do sức phản chấn của nó sẽ dội lại chính cơ thể người tập, mà lâu dần dễ chuyển thành bệnh lúc từ trung niên trở đi.

Ở một số môn lại có tập với tay mộc nhân, thì luôn luôn các tay mộc nhân này có một “độ dơ – độ đàn hồi” nhất định, chứ không phải là các tay đính chết cứng vào thân mộc nhân. Rồi cho đến thân mộc nhân dù to, cũng vẫn phải chôn gốc, hay để nguyên đế trên nền nhà, hay có chân lò xo, hay thân mộc nhân có giá đỡ,... cũng tức là những vật gắn tạm có dung sai di động được được, chứ không gắn cứng như cột nhà bê tông cốt thép trên nền.

Luyện kungfu dù cho nội dung nào cũng thế, đòi hỏi phải có khả năng khổ luyện trong một thời gian đủ dài, để cơ thể làm quen và thích nghi dần dần được với nó, tránh tình trạng nhanh mà đốt cháy giai đoạn sẽ gây hại cho chính bản thân người tập.

Việc luyện tập “Thấu Cốt Đả” có thể có thêm một số yêu cầu khác tuỳ dòng, tuỳ môn, tuỳ võ đường như : luyện khí dẫn đến vùng tay chân, dùng thêm thuốc bắc để gia tăng độ cứng xương, ngâm tay chân trong thuốc bắc, ăn các loại thức ăn có nhiều can xi hay tuỷ xương hầm,...

Theo các ghi chép thì võ thuật Thiếu Lâm Kungfu ở hầu hết các nội dung, người tập đều có thể thành tựu khá sau 3 năm tập luyện ở nội dung đó. Các môn võ thuộc Nam Quyền như Hồng Gia, Mạc Gia, Vĩnh Xuân, Thái Gia, Thái Lý Phật, Phật Gia, ... vẫn thường lấy niên hạn 3 năm cho một loại môn Kungfu nào đó, và đó là niên hạn thật sự để có thành tựu.

Bài luyện phải hài hòa âm - dương, cương - nhu, điều hòa hơi thở, cân bằng nhịp tim mạch huyết áp, va chạm tạo cảm giác cho đôi tay, gân cơ xương khớp được liền lạc, khí huyết được hanh thông mạnh mẽ rất có ích cho dưỡng sinh khi tuổi trung niên và khi về già ...

 

VÕ ĐƯỜNG THIẾU LÂM NAM PHÁI KUNGFU – HOÀNG GIA

Võ sư Hoàng Cao Phương