Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

7 môn võ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể

Ngày 15 Tháng 05, 2022
Từ năm 2009 đến 2019, UNESCO đã chính thức công nhận bảy loại hình võ thuật là di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm Yueju Opera (còn gọi là Kinh kịch Thiệu Hưng, Trung Quốc), các nghi lễ Pahlevani và Zourkhaneh (Iran),  Taekkyeon (Hàn Quốc),  Capoeira (Brazil), Chidaoba (đấu vật, võ thuật cổ xưa của Georgia),  Pencak-Silat (Indonesia) và Silat (Malaysia). 

1. Yueju Opera (Trung Quốc) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể UNESCO năm 2009

Yueju Opeara, hay còn gọi là Nhạc kịch, Kinh Kịch Thiệu hưng là loại kinh kịch phổ biến thứ hai của Trung Quốc. Bắt nguồn từ Thặng Châu, Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang vào năm 1906, Yueju opera kết hợp hát, đọc thoại, biểu diễn và võ thuật thành một thể thống nhất, thể hiện lý tưởng Mỹ học hý kịch của xã hội Trung Quốc truyền thống, lưu giữ được những yếu tố di sản văn hoá quốc gia được công nhận rộng rãi.

Yueju Opera đặc trưng bởi sự kết hợp của nhạc cụ dây và bộ gõ, với trang phục và lớp trang điểm hết sức cầu kỳ.

7 môn võ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể ảnh 1
Yueju Opera kết hợp các pha nguy hiểm và chiến đấu sử dụng vũ khí thật và dựa trên võ thuật Thiếu Lâm.
7 môn võ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể ảnh 2
Loại hình đòi hỏi sự thành thạo trong cả ca hát và chiến đấu.

Các vở diễn là một kho tàng chuyện kể phong phú, từ sử thi lịch sử đến những mô tả thực tế hơn về cuộc sống hàng ngày. Đây được xem là hình thức giải trí quan trọng, ở một số cộng đồng nông thôn, Yueju opera cũng được kết hợp với các yếu tố nghi lễ, tôn giáo và hiến tế thành một hỗn hợp tinh thần của nghệ thuật và phong tục được gọi là Shengongxi.

Yueju opera nổi tiếng khắp Trung Quốc và mang đến sự gắn kết văn hóa giữa những người nói tiếng Quảng Đông trong nước và nước ngoài. Họ coi sự thành công của loại hình này trên khắp thế giới là một niềm tự hào và thành công trong truyền bá văn hóa.

7 môn võ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể ảnh 3
Ngày nay, kinh kịch Thiệu Hưng vẫn được truyền lại cho các nghệ sĩ mới thông qua các trường kịch nghệ và các chương trình học nghề.

2. Nghi lễ Pahlevani và Zourkhaneh (Iran) trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể UNESCO năm 2010

Pahlevani là một môn võ thuật của Iran kết hợp các yếu tố của đạo Hồi, thuyết Ngộ đạo và tín ngưỡng Ba Tư cổ đại. Pahlevani bao gồm một loạt nghi lễ được thực hiện bởi mười đến hai mươi người đàn ông, mỗi người đều cầm những dụng cụ tượng trưng cho vũ khí cổ đại.

7 môn võ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể ảnh 4

Nghi lễ diễn ra trong Zourkhaneh, một cấu trúc mái vòm linh thiêng với đấu trường chìm hình bát giác và ghế dành cho khán giả. Morshed - người chủ trì nghi lễ Pahlevani sẽ đọc những bài thơ sử thi, truyền tải những giáo lý về đạo đức và xã hội.

Những người tham gia nghi lễ Pahlevani có thể thuộc bất kỳ tầng lớp xã hội hoặc nền tảng tôn giáo nào.

7 môn võ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể ảnh 5
Có khoảng 500 Zoorkhanes trên khắp Iran.

Trong quá trình đào tạo, học viên được hướng dẫn về các giá trị đạo đức và tinh thần nghĩa hiệp. Những người thành thạo các kỹ năng, tuân thủ các nguyên tắc tôn giáo và vượt qua các giai đoạn đạo đức và luân lý của Thuyết Ngộ đạo có thể đạt được cấp bậc nổi bật của Pahlevanī, biểu thị cấp bậc và quyền lực trong cộng đồng.
 

3. Taekkyeon (Hàn Quốc) trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể UNESCO năm 2011

Taekkyeon là một môn võ thuật truyền thống của Hàn Quốc sử dụng các chuyển động uyển chuyển, nhịp nhàng giống như vũ điệu để tấn công đối thủ. Những động tác của Taekkyeon nhẹ nhàng và tròn trịa, nhưng cũng có thể bùng nổ với độ linh hoạt và sức mạnh to lớn.

7 môn võ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể ảnh 6

Đôi bàn chân có vai trò quan trọng không kém gì đôi bàn tay. Mặc dù có ấn tượng nhẹ nhàng, Taekkyeon là một môn võ thuật hiệu quả đề cao nhiều kỹ năng tấn công và phòng thủ đa dạng sử dụng tất cả các phương pháp chiến đấu có sẵn. Taekkyeon cũng dạy cho bạn sự cân nhắc: một người luyện Taekkyeon thành thạo có thể nhanh chóng chế ngự đối thủ, nhưng một bậc thầy thực sự biết cách khiến đối thủ rút lui mà không bị thiệt hại.

7 môn võ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể ảnh 7

Là một phần của truyền thống liên quan đến nông nghiệp theo mùa, Taekkyeon cũng là hình giúp tạo điều kiện hòa nhập cộng đồng và là một môn thể thao mà tất cả mọi người đều có thể tiếp cận, đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe cộng đồng.

Taekkyeon được rất nhiều người luyện tập. Hiệp hội Taekkyeon Hàn Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá và quảng bá môn võ cổ truyền này.
 

4. Capoeira (Brazil) trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể UNESCO năm 2014

Capoeira là một tập tục văn hóa của Brazil - là một trận chiến, cũng là một điệu nhảy, là nét truyền thống, một môn thể thao và thậm chí là một loại hình nghệ thuật

Người chơi Capoeira không phân biệt giới tính sẽ cùng nhau tạo thành một vòng tròn, bao quanh hai người chơi giao tranh với nhau. Những người chơi khác xung quanh vòng tròn hát, tụng kinh, vỗ tay và chơi nhạc cụ gõ.

7 môn võ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể ảnh 8
Các động tác đòi hỏi sự khéo léo của cơ thể.
7 môn võ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể ảnh 9

Tất cả những người tham gia phải biết chế tạo và chơi nhạc cụ, hát các tiết mục đồng ca, các bài hát ngẫu hứng, biết và tôn trọng các quy tắc đạo đức và ứng xử, và thực hiện các động tác và các cú đánh.

Vòng tròn Capoeira là nơi học hỏi kiến ​​thức và kỹ năng bằng cách quan sát và bắt chước. Loại hình này giúp thúc đẩy sự hòa nhập xã hội và gìn giữ ký ức về cuộc kháng chiến chống lại áp bức trong lịch sử.
 

5. Chidaoba (Georgia) trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể UNESCO năm 2018

Chidaoba (đấu vật) là một hình thức võ thuật cổ xưa được một tỷ lệ lớn nam giới tập luyện trên khắp các khu vực, làng mạc và cộng đồng của Georgia. Chidaoba kết hợp các yếu tố của đấu vật, âm nhạc, khiêu vũ và các loại quần áo đặc biệt (‘chokha’).

7 môn võ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể ảnh 10

Các giải đấu diễn ra trong một đấu trường ngoài trời, được bao quanh bởi một lượng lớn khán giả, kèm theo nhạc cụ hơi (‘zurna’) và trống Gruzia (‘doli’). Các đô vật cố gắng đánh bại nhau thông qua các trận đấu đặc biệt và âm nhạc sôi động làm tăng thêm không khí nhiệt huyết của cuộc thi.

Đôi khi các đô vật rời khỏi đấu trường với điệu nhảy dân gian Georgia. Việc thực hành Chidaoba khuyến khích lối sống lành mạnh và đóng một vai trò quan trọng trong đối thoại giữa các nền văn hóa.

7 môn võ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể ảnh 11
 

6. Pencak-Silat (Indonesia) trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể UNESCO năm 2019

Ngoài yếu tố thể thao, Pencak Silat còn bao hàm các khía cạnh tinh thần, khả năng tự vệ và nghệ thuật. Các bước di chuyển và phong cách của Pencak Silat bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố nghệ thuật khác nhau, liên quan đến sự thống nhất của cơ thể và chuyển động phù hợp với âm nhạc đi kèm.

Thuật ngữ ‘pencak’ được biết đến nhiều hơn ở Java, trong khi thuật ngữ ‘silat’ được biết đến nhiều hơn ở Tây Sumatra, mô tả một nhóm võ thuật có nhiều điểm tương đồng. Ngoài các thuật ngữ địa phương, mỗi khu vực có các bước di chuyển, phong cách, nhạc đệm, âm nhạc và thiết bị hỗ trợ riêng, bao gồm trang phục, nhạc cụ và vũ khí truyền thống.

7 môn võ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể ảnh 12
7 môn võ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể ảnh 13

Các học viên Pencak Silat được dạy để duy trì mối quan hệ của họ với Chúa, con người và thiên nhiên, đồng thời được đào tạo các kỹ thuật khác nhau để đối phó với các cuộc tấn công hoặc các tình huống nguy hiểm khác dựa trên các nguyên tắc để bảo vệ bản thân cũng như những người khác, tránh làm hại người phạm tội và xây dựng tình đồng chí.

Việc luyện tập này củng cố tình đồng đội, duy trì trật tự xã hội và biểu diễn tại các buổi nghi lễ.
 

7 môn võ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể ảnh 14

Pencak-Silat là một trong những môn thi đấu chính thức tại SEA Games 31 tổ chức tại Việt Nam tháng 5/2022.

7. Silat (Malaysia) trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể UNESCO năm 2019

Silat là nghệ thuật chiến đấu để tự vệ và sinh tồn bắt nguồn từ Quần đảo Mã Lai. Silat đã phát triển thành một phương thức rèn luyện thể chất và tinh thần, bao gồm trang phục truyền thống của người Mã Lai, nhạc cụ và phong tục Silat.

7 môn võ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể ảnh 15

Có rất nhiều phong cách Silat, lấy cảm hứng từ các chuyển động của giải phẫu con người, thiên nhiên và động vật. Ví dụ, Silat Harimau liên quan đến một chuyển động nhịp nhàng thẩm mỹ mô phỏng nghệ thuật tự vệ và tấn công của hổ.

Chỉ riêng ở Malaysia, có hơn 150 kiểu Silat được biết đến với tên gọi bắt nguồn từ các yếu tố tự nhiên như động vật và thực vật.

7 môn võ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể ảnh 16

Ban đầu, Malay Silat được thực hành bởi các chiến binh - những người thực thi công lý - nhưng ngày nay các học viên theo học đã được mở rộng hơn. Các buổi huấn luyện thường diễn ra vào buổi tối hoặc ban đêm trong một không gian thoáng đãng, do Sư phụ và ‘Jurukaka’ phụ trách giảng dạy.

7 môn võ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể ảnh 17

Với sự phổ biến nhanh chóng, Silat đã ngày càng vượt qua khuôn khổ của một môn võ thuật, và dần trở thành một nghệ thuật biểu diễn.
Theo UNESCO