Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

Bà Hoàng Thị Nga- Tận tụy, mẫu mực trước uy linh Miếu Hai Bà

Ngày 16 Tháng 12, 2020
( Nguồn Việt) Nằm sát bờ sông Hồng, thuộc phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có một ngôi miếu cổ gọi là miếu Hai Bà. Đây là một ngôi miếu được lưu truyền trong sử sách. Miếu xuất hiện từ thế kỷ XII, ở cạnh sông Hồng. Hiện nay, bà Hoàng Thị Nga là người được dân làng tín nhiệm mời làm thủ nhang ở phủ miếu. Bằng tài năng và sự đức độ của mình bà đã giúp cho thế hệ sau ý thức, gìn giữ văn hóa mà ông cha ta để lại.


Đồng Nhân có nguồn gốc từ làng Đồng Nhân Châu ở phường Bạch Đằng và trước đây được coi là một xóm của Đồng Nhân Châu với tên gọi là xóm Chùa. Làng Đồng Nhân xóm Chùa chỉ mới hình thành từ thế kỉ 19. Còn làng Đồng Nhân Châu ngoài bờ sông thì có từ xa xưa. Sách cũ đã ghi tên Đồng Nhân từ thế kỉ 12 với sự kiện lập Đền thờ hai vị nữ anh hùng là Trưng Trắc và Trưng Nhị.
Theo lời kể: “ Sau khi Hai Bà trẫm mình trên dòng sông Cái thì hóa thành tượng đá ngồi trên dòng nước, thường vọt ra khí sáng, theo dòng nước trôi xuôi mãi đến khúc sông Đồng Nhân. Đêm đêm tỏa sáng thần bí, dân sở tại nhìn kinh dị và thuyền bè không dám tới gần. Một đêm, phường chài đậu trên bến nghe văng vẳng tiếng nói: “ Thuyền các ngươi ô uề, nên lui xuống hạ lưu”. Hay tin, vua Lý Anh Tông đã sai dân làng dựng miếu thờ ở ngay sát bờ sông Hồng. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến cố của của lịch sử, tự nhiên, việc thờ cúng Hai Bà Trưng đã được chuyển về đền Đồng Nhân tại phố Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng. Hằng năm dân làng mở hội đền vào ngày 6 tháng 2 âm lịch để ghi nhớ ngày đón tượng từ sông lên. Lễ hội có rước kiệu hai bà và rước đèn.


Hiện nay phủ miếu do bà Hoàng Thị Nga làm thủ nhang. Bà là người con được sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn hóa, do có cơ duyên với Phật Thánh, bà đã được dân làng tín nhiệm mời về làm thủ nhang của đền. Trong quá trình thực hành tín ngưỡng, bà đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn để tham gia tích cực, làm các công việc có ích với cộng đồng. Bà đã tham gia nhiều công tác từ thiện, xây dựng, trùng tu đền, đình, chùa và các công trình phúc lợi tại địa phương,… Không chỉ vậy, hằng năm bà còn dành nhiều tâm huyết để công đức, tu tạo các đền to, phủ lớn trên khắp đất nước. Bà đang là hội viên của Trung tâm Bảo tồn nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam. Bà hoạt động tích cực trong câu lạc bộ, luôn có ý thức, trách nhiệm, không quản ngại khó khăn cùng trung tâm giới thiệu, quảng bá những giá trị của tín ngưỡng thờ mẫu.
Với sự hiểu biết về tín ngưỡng thờ Mẫu, cùng với kĩ năng đã có của bản thân, nhiều tín đồ đạo Mẫu đã được bà truyền dạy tận tình. Với học trò, bà luôn tâm huyết, chỉ giáo cho họ biết và ý thức được những giá trị về văn hóa, lịch sử và xã hội của đạo Mẫu. Từ đó chỉ ý thức được những giá trị văn hóa tâm lình mà ông cha ta để lại.


Bằng những việc làm tốt đời, đẹp đạo của mình bà đã được các cấp, các ngành trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen, kỉ niệm chương,... ghi nhận đóng góp của bà trong hoạt động bảo tồn văn hóa, an sinh xã hôi. Năm 2018, bà vinh dự được đón nhận kỉ niệm chương do Hội Di Sản Văn Hóa Việt Nam trao tặng.  Bà thường xuyên cùng đoàn đi giao lưu văn hóa với các nước Bu-ga-ri, Hy Lạp, Mi-an-ma, Ma-lay-si-a, Trung Quốc. Với tâm nguyện muốn lan tỏa và hoàng dương nét đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu, bà đã góp phần phê phán  và ngăn chặn các việc làm ảnh hưởng đến giá trị văn hóa Việt Nam.
 
Nhung Nguyễn