Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

Nghệ nhân ưu tú Trần Thị Hồng Vân Gữ gìn , bảo tồn di tích Quốc Gia Phủ Quảng Cung ( Phủ Nấp).

Ngày 30 Tháng 12, 2020
( Nguồn Việt) Việt Nam là một đất nước tuy không lớn nhưng luôn tự hào về bề dày lịch sử - văn hóa mấy nghìn năm. Trong đời sống tinh thần của người Việt, niềm tin tâm linh có vai trò vô cùng quan trọng và là biểu hiện sinh động của văn hóa Việt. Chính vì thế thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã được UNESCO công nhận là “Di sản Văn hóa phi vật thể” của nhân loại.


 Trong chuyến công tác tìm hiểu về các nghệ nhân văn hóa tâm linh và những đóng góp thầm lặng của họ trong công việc bảo tồn và gìn giữ văn hóa tín ngưỡng của Việt Nam, chúng tôi có dịp về Phủ Nấp ( Phủ Quảng Cung), tìm gặp  nghệ nhân ưu tú Trần Thị Hồng Vân – người phụ nữ tâm , đức đã dành toàn bộ tâm huyết và công sức của mình để phục dựng và bảo tồn khu di tích văn hóa Phủ Nấp, Một trong những “ Tứ Bất Tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Pv:Thưa nghệ nhân ưu tú Trần Thị Hồng Vân, Bà có thể chia sẻ với phóng viên Nguồn Việt đôi nét về khu di tích văn hóa Phủ Nấp, cũng như cơ duyên nào đưa bà đến với văn hóa tâm linh, thôi thúc bà dành toàn bộ tâm mình để bảo tồn và phục dựng lại Phủ Quảng Cung ( Phủ Nấp)?
Nghệ nhân ưu tú Trần Thị Hồng Vân: Phủ Quảng Cung còn gọi là Phủ Nấp ở thôn Tiến Thắng, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, cách Phủ Dày (nơi Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ 2) khoảng 7km, là một trong 3 nơi thờ phụng, ghi dấu Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.Tương truyền, Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất vào đêm mùng 6 tháng 3 năm Giáp Dần (1434), thời Lê Thái Tông, lấy tên là Phạm Thị Tiên Nga, trong một gia đình họ Phạm ở thôn Vĩ .Từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, xinh đẹp, lớn lên không lấy chồng. Sau khi cha mẹ mất, bà đi khắp nơi cứu giúp dân lành: Đắp đê Đại Hà quanh xã, làm 15 cây cầu đá, khơi ngòi dẫn nước tưới tiêu ven sông, sửa nhiều đền, chùa, động viên trẻ em học tập…
Bà đóng góp nhiều công đức sửa chữa chùa Hương Sơn (Ý Yên), chùa Long Sơn, Thiên Thành (Hà Nam). Mẫu Phạm Thị Tiên Nga tức Liễu Hạnh hóa thân đêm mùng 3 tháng 3 năm Quý Tỵ (1473), niên hiệu Hồng Đức thứ tư, tại ấp Quảng Nạp, tổng Vĩ Nhuế, phủ Nghĩa Hưng, nay là thôn Tiến Thắng, xã Yên Đồng (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
 Người dân trong vùng ấp Quảng Nạp nhớ ơn đức hạnh của bà đã lập đền miếu Quảng Cung để ngày đêm thờ phụng. Đền miếu được xây dựng ngay sau khi bà mất trên nền nhà sinh ra Thánh Mẫu và được tu sửa nhiều lần; Đến các triều Lê, Nguyễn sau này đã sắc phong, rồi cho nhân dân tôn tạo, mở rộng thành Phủ Quảng Cung nguy nga, tráng lệ.
Chia sẻ về cơ duyên đã đưa nghệ nhân Trần Thị Hồng Vân đến với văn hóa tâm linh, Bà nói: Cái số tôi nó lạ lắm. Biết bao việc cứ như có sự sắp sẵn, lần lượt dẫn tôi đi theo. Sinh ra ở làng An Thái, xã Bình Mỹ, huyện Bình Lục, một vùng quê trũng ngập quanh năm. Tôi tuổi Tuất, sinh năm 1946, sau cái năm làng tôi biết bao người phải ra đi vì cái đói Ất Dậu.Lớn lên, tôi xây dựng gia đình với người cùng làng. Cuộc sống nhà nông cứ vậy diễn ra trong ước mong “cơm no, áo ấm”. Rồi bốn đứa con, hai trai, hai gái lần lượt ra đời. Bước vào tuổi trung niên, không hiểu sao, tôi cứ hay ốm vặt, tính khí thất thường. Dặt dẹo nuôi con khôn lớn, tôi đi xem, một thầy đồng xã bên ghé tai thầm bảo: Cô có căn số. Nếu không hầu đồng mở phủ hoặc về công đức cho Thánh Mẫu ở Phủ Dầy thì khổ đấy! Nghe lời thầy, tôi bàn với chồng con, rồi khăn gói tìm về Tiên Hương, tự nguyện làm công đức cho vợ chồng ông Đức - vốn đang là thủ nhang nơi đây.
Năm 1999 tôi lại xin chuyển sang công đức cho phủ Bóng kề cận ngay phía đầu xã Kim Thái này. Ngày ấy, phủ Bóng còn hoang sơ lắm. Khói nhang gần như lạnh tanh. Mảnh đất nhỏ bé hiện tồn ngôi đền cũng khiêm tốn. Đêm nằm thao thức, nhớ chồng, nhớ con quá thể. Lại chập chờn trong mơ, Thánh Mẫu hiện về, như thầm nhủ tôi về với đất Mẫu bên phía Ý Yên, gần dòng sống Đáy.
Đầu năm 2000, tâm trí tôi suốt ngày chỉ hướng về phủ Nấp. Đang chông chênh tìm chỗ “an cư”, đùng một cái, đầu tháng 8 năm 2001, tôi nhận được giấy mời của Chủ tịch UBND xã Yên Đồng Nguyễn Văn Quang, mời tôi về làm chủ đề án khôi phục, tôn tạo phủ Nấp và toàn quyền đứng ra đảm trách nhang khói cho di tích tín ngưỡng này. Cứ như có Mẫu run rủi, chẳng cần ngẫm nghĩ gì lâu, tôi đồng ý với ý kiến lãnh đạo xã và đề nghị văn bản hóa các nội dung thỏa thuận đôi bên. Đúng ngày mùng Tám tháng 8, tôi cầm tờ Quyết định của chính quyền địa phương về phủ, mời bà con dân làng đến, chính thức thông báo về trọng trách hệ trọng này trước ban thờ Mẫu cùng dân làng và mong muốn mọi người đồng tâm hiệp lực cùng tôi chấn hưng cho nơi phụng thờ Thánh Mẫu.

Pv: Tròn 20 gắn bó và phục dựng Phủ Quảng Cung( Phủ Nấp) nghệ nhân Trần Thị Hồng Vân đã khôi phục và làm thay đổi ntn thưa bà?
Nghệ nhân ưu tú Trần Thị Hồng Vân: "Năm 2001, tôi về đây nhìn thấy ba gian là luồng, lúc đó nhân dân thờ thì tôi cũng chưa biết là tượng pháp thế nào, cũng chưa biết có một pho tượng đồng. Luc đó, ban lãnh đạo xã Yên Đồng đã mang giấy cho mời tôi về, đồng thời mời lên xã họp kết hợp xây dựng cửa mẫu. Lúc đó cửa mẫu đã bị phá đi hoàn toàn đào thành ao cá. Qua 7 năm, nhân dân đã dựng được ba gian nhà luồng và hai trái.
Ngày 23/9, tôi cùng thợ làm lễ động thổ, khởi công xây móng nhà Tổ. Ngày 14/10 đã tổ chức cất nóc. Lúc đó tôi rất phấn khởi, đi đâu kiếm đồng nào hay con cái cho là tôi mua vật liệu xây dựng, tiền cũng không nhiều nên toàn phải ứng trước một phần. Chỉ sau một năm, tôi đã hoàn thành hai cung Đệ nhất và Đệ nhị lộng lẫy".
Lau giọt nước mắt, nghệ nhân Trần Thị Hồng Vân ngậm ngùi nói: "Có lẽ Mẫu thương tôi, và nhân dân nên từ đó, rất nhiều người dân khắp nơi tìm về, người công đức gạch, người công đức xi măng, sắt thép.
Người nghèo không có của cải vật chất dâng Mẫu thì góp công sức hàng ngày. Thấy mọi người giúp đỡ như thế, tôi vui lắm và càng quyết tâm xây dựng phát triển, năm 2003 tôi làm tiếp cung Đệ tam và đến năm 2005 thì khánh thành".
Năm 2006, trong một lần gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, qua nói chuyện, Chủ tịch nước đã động viên tôi và nhân dân cố gắng bảo tồn di sản, phát huy truyền thống.
Người ta có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”, những năm tháng vất vả đã được đền đáp. Cụ thể, giữa năm 2013, Phủ Quảng Cung đã được Nhà nước xét duyệt và cấp Bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đến năm 2015, bà được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và Kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam. Năm 2015, bà Trần Thị Vân lại được Chủ tịch nước ký phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú.
Không chỉ cố gắng phấn đấu cải tạo xây dựng, bà còn mua thêm đất để tạo cảnh quan cho Phủ Quảng Cung. Bà kể: "Năm 2009 mua được một góc ao, năm 2014 lại mua tiếp được 892m2, tôi nghĩ dân Nấp không có chùa nhiều năm nay, tôi để bà con mua cùng để bà con có chùa, cũng một phần vì thấy trong sách ghi chùa Tiên – Đệ nhất thiên tiên, Chùa song Phủ, Phủ song Chùa là một không gian văn hoá đẹp".
Chia tay Nghệ nhân dân gian, Nghệ nhân Ưu tú Trần Thị Hồng Vân về Hà Nội chúng tôi có lẽ hiểu được vì sao người dân nơi đây mỗi khi kể sự tích về Phủ lại không khỏi nhắc về bà.  Nói về những công lao đóng góp của bà, chắc rằng sẽ không thể kể hết.
Nhung Nguyễn
Excellent Artist Tran Thi Hong Van
Preserving and protecting National Relic Quang Cung temple (Phu Quang Cung - Phu Nap)
Vietnam is not a very big country, but Vietnamese people are always proud of their history. Vietnam has a history and a culture from a thousand years back. In people’s spiritual life, spiritual beliefs play an important role and they are the true reflection of Vietnamese culture. Therefore, the worshipping of the Mother Goddessees was recognised by UNESCO as an Intangible Cultural Heritage of Humanity.
On a trip to find out more about spiritual and cultural artisans and their silent contribution in the work of preserving and protecting the spiritual beliefs of Vietnamese people, we had a chance to visit Phu Nap (Phu Quang Cung) and met the Excellent Artist Tran Thi Hong Van. She has dedicated all of her heart and put a lot of effort to restore and preserve the the cultural heritage Phu Nap – one of the “Four Immortals” of Vietnamese folk beliefs.
 
Journalist: Dear artist Tran Thi Hong Van, can you share with Nguon Viet journalists about the cultural heritage Phu Nap and also about the occasion that brought you to the spiritual culture, urging you to spend all of your effort to restore and preserve Phu Quang Cung (Phu Nap)?
 
 Excellent Artist Tran Thi Hong Van: Phu Quang Cung (Phu Nap) is situated at Tien Thang Hamlet, Yen Dong Village, Y Yen District, Nam Dinh Province. This place is 7km away from Phu Day (where the Goddess Lieu Hanh was reborn the second time) and it is one among three places that worship princess Lieu Ha – one of the “Four Immortal” of Vietnamese folk religion. As we know, the Goddess Lieu Hanh was born the first time on the night of 6th March 1434 (when Le Thai Tong ruled). She was named Pham Thi Tien Nga in the Pham family at Vi Hamlet. She was very smart and beautiful since young ages but she was not married to anyone when she grew up. After her parents died, she went all across the country to help people: building dam Dai Ha around the village, building 15 stone brigdes, buidling a system for irrigation water at the riverside areas, fixing temples and pagodas and encouraging children to study, …
                                                                                                            
She contributed a lot to repair Huong Son Temple (Y Yen), Long Son Temple, Thien Thanh (Ha Nam). The Goddess Pham Thi Tien Nga – Lieu Hanh passed away on night of 3rd March 1474 at Quang Nap Hamlet, Vi Nhue, Nghia Hung (Now it is Tien Thang Hamlet, Yen Dong Village, Y Yen District, Nam Dinh Province.
People in Quang Nap Hamlet always remember her greatness, therefore, they built Quang Cung Temple to worship her. The temple was built right after she was gone, on the place where she was born. Until the Le Dynasty and Nguyen Dynasty, this place was ordained to become the magnificent Phu Quang Cung and the people here embellished and expanded it.
Sharing about the ocassion that brought artist Tran Thi Hong Van to the spiritual culture, she said: My destiny is so strange, there are a lot of events that are supposed to happen in their own way and lead me to follow it. I was born in An Thai Village, Binh My Commune, Binh Luc District, where it was flooded all year round. I was born in a Dog Year in 1946, after the years of many people died because of hunger. Growing up, I started a family with the person from the same village. The life of farmers family was all for having “rice, full of warm clothes”. After that, I gave birth to 4 children, 2 boys and 2 girls. When I turned into my 40s, I usually got sick and easily lost my temper. When I was raising my children in difficulty, I had my fortune told by a “dong” thay from the neighbour village. He said: “You have a destiny. If you do not worship Mother Goddess Lieu Hanh at Phu Day, your life will be worse!”. I listened to his words and discussed with my family. I decided to leave my family and went back to the spiritual land, do merit to Mr. Duc’s family, who used to be the person in charge of burning incense sticks at this place.
In 1999, I decided to do merit at Phu Bong, where is near this Kim Thai village. At that time, Phu Bong was pristine and no one took care of it. The incense smoke was cold and the area at this place was not so big. I lost sleep many nights because I really missed my husband and my children. When I was about to sleep, someho w, I saw Mother Goddess and she advised me to come back to the Motherland in Y Yen District, near the Day River.
In the first months of 2000, I always thought about Phu Nap. I was struggling to find the place to “settle down”. Suddenly, in August 2001, I received the invitation of Chairman of Yen Dong Village People’s Commitee – Nguyen Van Quang. He asked me to come to Yen Dong and do a project. This project was to restore and recreate Phu Nap and I was responsible of burning incense sticks at this place. It was like I had Mother Goddess advised, without any hesitation, I agreed with the leaders of Yen Dong Village People’s Commitee instantly. Exactly on the 8th of August, I brought the Decision letter back to the Phu Nap, invited all villagers to come and informed them about my important responsibility. In front of the altar of Mother Goddess, I hoped that all villagers will, together, with me, restore and bring greatness to this place.

Journalist: It has been 20 years you have been at Phu Quang Cung (Phu Nap), can you tell us how exactly you have restored and changed the appearance of this place?
 Excellent Artist Tran Thi Hong Van: In 2001, I came here and saw that the place only had 3 rooms. I did not know any statue to put inside this place. Then, leaders in Yen Dong Village invited me to come to People’s Commitee, we had a meeting there in order to build a temple. Initially, this place had been destroyed and became a pond. 7 years later, villagers had built a house with 3 rooms and 2 sides.
On the 23rd of September that year, I and the workers organised a Groundbreaking ceremony to start building the Ancestors’ house. On the 14th of October, we finished the whole process of building the place. I was really excited then, every single cent I made or I received from my children was spent on building materials. The money was not a lot so that I have to pay in advance partially. Only after a year, the gorgeous First and Second palace were completely finished.
Wiping her tears, artist Tran Thi Hong Van said in sadness: “Perhaps, the Mother Goddess favours me, therefore, people all over the country heard about it and came to see me. They also donated bricks, cements, iron and steel.
Poor people, who did not a lot of money, put their effort on building the place every day. When I saw people helping us like that, I felt happy and I decided to contribute all of my hearrt to develop this place. In 2003, I continued to build Third Palace and in 2005, the place is inaugurated”.
In 2006, on an occasion to meet President Truong Tan Sang, he encouraged her and people to preserve this heritage and develop the culture.
Ancestors said that: “Practice makes perfect” and all the hardships paid off. In the middle of 2013, Phu Quang Cung was recognised as A National Historical and Cultural Site by the Government. In 2015, she received the title “Folk Artist” and a Medal by the Vietnam Folk Arts Association because of her Vietnamese folklore career. Again in 2015, artist Tran Thi Hong Van was received the title “Excellent Artist” from the President.
Not only I try to restore the place, she also bought more land to create landscape for Phu Quang Cung. She said: “In 2009, I bought a part of the pond. In 2014, I also bought 892m2 of land because I thought that Nap villagers did not have a lot of temples in this year so that I let villagers here bought this land together with me. Therefore, this place will become Tien Pagoda – the First Thien Tien, Temple – Pagoda, Pagoda – Temple is a beautiful cultural place.
Saying goodbye to the Excellent Artist Tran Thi Hong Van to go back to Hanoi, we can understand why people here always mention her when they talk about the history of Phu Nap. Her contribution to this place is unlikely to be fully told.
By Nhung Nguyen