Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

Chuyện trò cùng Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ / Vua Men Gốm Người con của làng nghề Bát Tràng.

Ngày 02 Tháng 04, 2021
( Nguồn Việt) Gặp ông Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ - người con ưu tú của làng nghề Bát Tràng, người được giới trong nghề tôn vinh là “ Vua Men gốm Bát Tràng” bởi gia tài hơn 60 loại men cổ. Bộ sưu tầm gốm Đinh – Lê - Lý – Trần nổi tiếng của Trần Độ tô đậm thêm  dấu ấn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ.
Nghệ nhân Nhân Dân Trần Độ
Nghệ nhân Nhân Dân Trần Độ
Phóng viên Nguồn Việt – Trung tâm Unesco Phát triển Văn Hóa Thể Thao – Liên Hiệp các Hội Unesco Việt Nam có dịp trò chuyện cùng ông tại ngôi nhà cổ của gia đình.
Pv: Thưa Nghệ nhân Nhân Dân Trần Độ, thật khó có thể tin được giữa thời buổi kinh tế 4.0 này, chúng ta được thưởng thức những bộ sưu tập gốm sứ được phục chế thành công men gốm cổ, có niên đại từ hàng ngàn năm của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời Lý, Trần, Lê... Phải chăng với ông, nghề gốm là niềm đam mê, là tâm huyết , là cả sự nghiệp cống hiến trong suốt  nửa thế kỷ. Ông có thể chia sẻ một chút về cá nhân ông, về niềm đam mê  các dòng men cổ mang những giá trị văn hóa của dân tộc ?
Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ: Tôi sinh năm 1957, thuộc thế hệ thứ 18 của dòng họ Trần ở Bát Tràng theo nghiệp gốm
Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ: Tôi sinh năm 1957, thuộc thế hệ thứ 18 của dòng họ Trần ở Bát Tràng theo nghiệp gốm. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã được cha dẫn theo nghề. Tuổi thơ của tôi gắn liền với những công việc miệt mài trong xưởng gốm. Tôi được cha và các bề trên rèn giũa tập làm gốm từ những công đoạn nhỏ nhất. Tôi được học từ chuẩn bị đất, đến ủ đất, rồi vò đất, bắt vanh… Theo chân các nghệ nhân tiền bối, tôi dần được học những công đoạn yêu cầu kỹ thuật phức tạp hơn, mang tính nghệ thuật cao hơn như chế tác, đốt lò, nung…
Tôi may mắn sau đó  được bác ruột truyền nghề . Cụ vốn là thợ gốm giỏi của làng gốm truyền thống Bát tràng.
Khi phần nào nắm được bí quyết của nghề, năm đó tôi trăn trở tìm cho mình một hướng đi riêng trong làng gốm. Thời kỳ đó, tìm được cho mình một con đường, một cách nghĩ , một hướng phát triển sự nghiệp quả là lắm gian nan. Nghiên cứu về gốm cổ Bát tràng, bản thân tôi bị chinh phục, mê hoặc bởi những sản phẩm gốm cổ của làng nghề gốm Bát tràng khi xưa.
Bát tràng nhà nhà làm gốm xuất khẩu,
Vào thời đó, do tác động của cơ chế thị trường, làng nghề có xu hướng sản xuất những sản phẩm đại trà cho nhu cầu địa phương và xuất khẩu.
Thời điểm làng gốm Bát tràng nhà nhà làm gốm xuất khẩu, thu ngay lợi lớn, việc tôi bỏ qua lợi nhuận đến với sự nghiệp phục dựng gốm cổ Bát tràng được thiên hạ coi như kiểu “ bơi ngược dòng  ”. Nói vui một chút câu chuyện quá khứ. Khi đó có người còn nói vụng sau lưng : Trần Độ phục chế những sản phẩm cổ  “ chỉ có bán cho chó ”. Nghe được  tôi không bực, không giận họ. Tôi lại càng quyết tâm làm làm cho kỳ được theo con đường mình đã chọn. Tôi có niềm tin tưởng, hôm nay chưa hiểu, ngày mai mọi người sẽ thấy, sẽ hiểu.
Không thể kể ra đây biết bao đêm trăn trở, biết bao mồ hôi công sức bỏ ra cho tới ngày tôi làm chủ được bí quyết phục dựng dòng gốm Bát tràng cổ xưa. Nhân đây tôi muốn chia sẻ với độc giả Nguồn Việt một kỷ niệm riêng của vợ chồng tôi, nhưng liên quan tới nghề. Năm đó, tôi đổ hết tiền bạc mày mò thử nghiệm một kiểu gốm mới. Lò đã đốt đến giai đoạn cuối mà củi trong nhà đã cạn. Củi hết, tiền mua củi cũng chẳng còn, biết lấy gì nuôi ngọn lửa đang cháy trong lò. Hai vợ chồng nhìn nhau rồi ngậm ngùi đi đến một quyết định khó khăn. Đó là chúng tôi căn răng chẻ nhỏ một phần chiếc giường cưới của hai vợ chồng ra để đủ củi đốt lò. Thật may, chiếc giường cưới khi đó được ghép bằng 4 tấm phản. Tôi đốt hết 2 tấm phản của chiếc giường kỷ niệm của gia đình, cũng vừa may đủ cho gốm chín. Thật may mắn sao, trời không phụ lòng người, mẻ gốm đó  thành công.
Khi đó tôi thầm nghĩ : Trời Phật đã độ cho Trần Độ. Âu cũng là bài học cho tôi, cho thế hệ trẻ, nhất là những bạn trẻ khởi nghiệp. Nếu dám cháy hết mình cho đam mê, rồi quả ngọt cuối cùng sẽ đến.
dòng men quý được cha ông chúng ta sáng chế.
Những năm sau đó, thành công nối tiếp thành công, cuối cùng công sức bỏ ra đã được đền đáp. Hiện tôi đã có trong tay bí quyết của hơn 69  loại men cổ độc đáo với các bài men khác nhau. Tôi tự hào vì đã gìn giữ bảo vệ được những dòng men quý được cha ông chúng ta sáng chế. Qua đó, tôi được cùng chung tay gìn giữ vốn cổ, hồn cốt của dân tộc Việt.
Những sản phẩm của tôi được giới chuyên môn cũng như bạn bè quốc tế đánh giá cao. Sản phẩm gốm Trần Độ mang trong mình hồn cốt Việt được nâng tầm thời đại. Trên nền men gốm cổ, những đường nét hoa văn, họa tiết trang nhã của các triều đại Việt được tái hiện, phục chế lại như nguyên bản.
Năm 2004, sản phẩm Bình rượu cổ triều Mạc vinh dự được Chính phủ dùng làm quà tặng cho các đại biểu dự Hội nghị Cao cấp Á- Âu ( ASEM ) tại thủ đô Hà Nội.
Sau đó, các sản phẩm phục chế mang thương hiệu Gốm Trần Độ dần được giới học thuật và lịch sử công nhận, đánh giá cao. Dựa trên những nghiên cứu sâu về gốm sứ, các viện bảo tàng Việt Nam trong đó có Bảo tàng Mỹ thuật, trân trọng trưng bầy các sản phẩm  gốm phục chế như nguyên bản của lò gốm Trần Độ.
Nhân đây qua Nguồn Việt, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các nhà nghiên cứu, các học giả và các cơ quan đoàn thể, đặc biệt là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Hà Nôi, Trung tâm Hoạt động Văn hóa  Khoa học Văn miều Quốc tử giám. Để có được thương hiệu như ngày hôm nay, Gốm Trần Độ luôn ghi nhận và biết ơn sự chung tay góp sức của đông đảo giới chuyên môn, của Cộng đồng làng nghề gốm Bát tràng và các sở ban nghành trong chính phủ.
sản phẩm Bình rượu cổ triều Mạc vinh dự được Chính phủ dùng làm quà tặng
Công cuộc phục chế và sáng tác ngày càng quy mô, lò gốm Trần Độ dần được dư luận trong và ngoài nước biết tiếng.
Năm 2005, trong chuyến công du cấp nhà nước của thủ tướng Phan Văn Khải, những sản phẩm gốm Trần Độ được dùng làm quà tặng cho các nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ và Canada.Trong các món quà quý đó có  “ Đỉnh gốm triều Nguyễn ” được chính tay thủ tướng Phan Văn Khải trân trọng tặng cho vị Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ George Bush và “ Cặp bình thờ kiểu đời Trần ” được tặng cho vợ chồng Thủ tướng Canada.
Có thể nói, gốm Bát tràng cổ vinh dự như một Đại sứ thương hiệu Việt đến với bạn bè khắp năm châu.
Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nghệ nhân Trần Độ được vinh dự tham gia chương trình hiến tặng linh vật  “ Cụ thần Kim quy ” bằng gốm nặng hơn 4 tấn. Linh vật “ Thần Kim Quy ” được chế tác theo nguyên bản từ cụ rùa thiêng Hồ Gươm. Cụ “ Thần Kim quy ” bằng gốm Bát tràng được mọi người long trọng rước từ làng gốm Bát trang về đến Ngọc Sơn ( Hồ Gươm ).
 
Pv: Với hơn 50 năm miệt mài cùng  nghề gốm, cháy hết mình say mê với các tác phẩm,các bộ sưu tập gốm, phải chăng bằng chính cuộc đời mình, ông muốn gửi gắm  thông điệp “ Hãy chung tay bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ” tới  các thế hệ trẻ Việt Nam ngày mai ?
Nghệ nhân Nhân Dân Trần Độ
 
Nghệ nhân Nhân Dân Trần Độ: Không thể kể hết những gì tôi đã trải qua, để ngày hôm nay có được trong tay những di sản quý giá của nghề gốm Bát tràng.
Năm 2010, tôi vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Năm 2016, tôi được nhận  danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân do Chủ tịch nước Cộng hòa  Xã hội chủ nghĩa  Việt Nam ký . Có thể nói, những đóng góp của tôi cho nghề truyền thống Gốm Bát tràng đã được  xã hội ghi nhận.
danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú
Nhưng vẫn còn đó ở ngoài kia những điều kỳ bí cùa nghề gốm Bát tràng nói chung và các ngành nghề thủ công mỹ nghệ của cha ông ta nói riêng. Cần lắm những trái tim thanh niên đầy nhiệt huyết cống hiến cho đất nước Việt Nam nghìn năm văn hiến. Khôi phục và giữ gìn vốn cổ của nước Việt giúp dân tộc ta hun đúc thêm bề dày văn hóa. Tự hào về truyền thống dân tộc, chúng ta cần chung tay gìn giữ, phát triển những vốn quý văn hóa của dân tộc ta.
Truyền thống sẽ xây nên nền móng vững chắc hướng tới tương lai. Qua những sản phẩm gốm, quá trình lịch sử đất nước phát triển qua các thời  Đinh- Lý -Trần- Lê…của dân tộc Việt càng ngời lên rực rỡ.
Soi vào lịch sử, tự hào với truyền thống cha ông, thế hệ trẻ Việt Nam khẳng định thêm  cội nguồn dân tộc vững chắc tạo nên bệ phóng, hướng tới tương lai, hướng tới sự phát triển mạnh mẽ của đất nước thời kỳ hội nhập 4.0.
Pv: Ông có thể vui lòng cho biết vài hoạt động sắp tới của mình về đồ gốm Trần Độ  trong thời gian tới không , thưa ông ?
Nghệ nhân Trần Độ : Tôi xin nhắc lại một câu chuyện cũ. Năm 2010, tôi vinh dự được thay mặt các nghệ nhân làng nghề Gốm Bát tràng hiến tặng pho tượng “ Vua Trần Nhân Tông ” cho trường đại học danh tiếng Harvard Hoa kỳ. Pho tượng từ đó tới nay vẫn được trưng bày tại trường đại học Harvard với thông điệp Hòa bình cho thế giới. Nói như vậy để thấy, được đóng góp cho đất nước vừa là vinh dự , vừa là trách nhiệm đối với Tổ quốc của mỗi người nghệ nhân chân chính.
Sắp tới đây, sự kiện Hội nghị Cấp cao Asean lần thứ 36 tại Đà Nẵng dự kiến diễn ra vào khoảng tháng 11/2020. Hội nghị Cấp cao Asean được tổ chức thường niên có tới 10 nguyên thủ quốc gia các nước Asean và các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung quốc, Ấn độ ... cùng các tổ chức xã hội quốc tế trực thuộc  Liên Hiệp quốc, các tổ chức quốc tế vì Hòa bình, các tổ chức kinh tế tài chính hàng đầu thế giới.
Ở sự kiện trọng thể này, tôi đã nhận được lời mời chính thức của Thủ tướng chính phủ. Tại đây, tôi vinh dự được thay mặt làng nghề Gốm Bát tràng trưng bày các sản phẩm của làng nghề gốm. Tại hội nghị, các sản phẩm gốm được trưng bầy mang hồn cốt Việt, đại diện cho văn hóa các triều đại Đinh Lê Lý Trần, Gốm Bát tràng sẽ được đông đảo quan chức, bạn bè quốc tế, kiều bào trên thế giới và người  dân ta khắp cả nước biết đến.
Đặc biệt, lần đâu tiên tôi công bố và trưng bày bộ sưu tầm “ Ấn triều Nguyễn ”. Điểm khác biệt của lần trưng bầy này ở chỗ, tôi sẽ hiến tặng toàn bộ “ Ấn triều Nguyễn ” cho Trung tâm bảo tồn di tích cung đình Huế. Đây được coi như món quà chào mừng Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bộ sưu tầm “ Ấn triều Nguyễn “ sẽ được trưng bầy Mừng xuân mới 2021 Tân Sửu tại Cố đô Huế.
PV : Xin phép được hỏi ông một câu hỏi mang tính riêng tư. Ông có dự định nào trong tương lai cho thương hiệu Gốm Trần Độ nổi tiếng ?
Nghệ nhâ n Trần Độ : ( cười và chỉ sang cô con gái thứ 2 ). Mỗi con người đều có sứ mạng của mình trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Tôi đã đặt những viên gạch đầu tiên cho việc bảo tồn và gìn giữ vốn văn hóa cổ thông qua Gốm Bát tràng. Nay có lẽ đã đến lúc nên nhường cho lớp trẻ. Lớp trẻ được đào tạo cơ bản hơn, năng động hơn và cũng thông minh hơn. Tôi thực lòng đã trao cơ nghiệp cho vợ chồng con bé này . ( PV – Vợ chồng con gái thứ 2 Trần Thu Hà và Nguyễn Đức Toàn )
gìn giữ vốn văn hóa cổ thông qua Gốm Bát tràng
PV : Xin được cảm ơn ông về cuộc trò chuyện cởi mở ngày hôm nay. Xin chúc ông và gia đình sức khỏe và thành đạt. Chúc cho thương hiệu Gốm Trần Độ ngày càng lan tỏa ! Bay trên đôi cánh mạnh mẽ : Kinh nghiệm của lớp nghệ nhân lớn tuổi và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, Gốm Trần Độ sẽ còn vươn lên tầm cao mới !
Thực hiện: Nhung Nguyễn
Talking with People’s Artisan Tran Do
Pottery King
The son of Bat Trang village
Meeting People's Artisan Tran Do - an excellent son of Bat Trang craft village, who is honored as “Bat Trang pottery king” with a fortune of more than 60 types of antique enamel. The famous pottery collection from Dinh - Le - Ly - Tran dynasties of Tran Do highlights the imprint in the history of national construction and defense of the Vietnamese nation over the periods.
Reporter of Nguon Viet Newspaper, Unesco Center for Development of Sports and Culture, Unesco Association of Vietnam had the opportunity to talk with him at the ancient house of the family.
Reporter: Dear Sir, it’s hard to believe in the midst of this 4.0 economic era, we can enjoy pottery collections successfully restored to antique enamel, dating back thousands of years of Vietnamese feudal dynasties from the Ly, Tran and Le... Is it true that pottery is your passion, dedication and devotion during half a century? Could you share a little about yourself and your passion for antique enamels that bring the cultural values of the nation? 
People’s Artisan Tran Do: I was born in 1957, of the 18th generation of the Tran family in Bat Trang with pottery career. Since I was young, I was led by my father in the career. My childhood was associated with the hard work in the pottery factory. I was trained by my father and superiors to practice making pottery from the smallest stages. I learned from preparing clay to composting, kneading, and centering clay on the wheel… Following predecessors, I gradually learned the stages of more complex and artistic requirements such as manipulating, firing kiln and baking.
I was fortunate to receive vocational training from my uncle. He was a good potter of Bat Trang traditional pottery village.
When somewhat knowing the secret of the career, that year I was concerned about finding a separate direction in the pottery village. At that time, it was very arduous to find a path, way of thinking, and direction for career development. Researching on Bat Trang ancient pottery, I myself was conquered and fascinated by the ancient pottery products of Bat Trang village in the past.
At that time, due to the impact of market mechanisms, the craft village tended to produce mass products for local demand and export.
At the time when Bat Trang pottery village was home to export and it made a big profit, that I ignored the profit to restore Bat Trang ancient pottery was considered as “upstream swimming”. Just joking a little about the past story, at that time, some people backbit: Tran Do restored ancient products to “sell to dogs only”. I was not angry with them. I was even more determined to make it possible to follow my chosen path. I believed that, if people did not understand that day, they would do the day after.
I cannot tell how many nights of concern, how much sweat and effort spent until I mastered the secret of restoring ancient Bat Trang pottery. By the way, I want to share with readers of Nguon Viet Newspaper a private memory of my wife and I, but related to the career. That year, I spent all my money tinkering with a new type of pottery. When the kiln was burned to the final stage, no more firewood in the house, no money was left to buy firewood; we did not know what to do to keep the fire burning in the kiln. We looked at each other and then pity to make a difficult decision, i.e. split a small part of our wedding bed for firewood to burn the kiln. The wedding bed was made of 4 wooden sheets and 2 sheets were enough for the pottery to ripen. Fortunately, god did not disappoint us, that batch of pottery succeeded.
At that time, I thought to myself: God has assisted Tran Do. It is also a lesson for me and for young generation, especially those who start their businesses. If you dare to give everything to passion, then the sweet fruit will eventually come.
In the following years, success followed success, and finally the effort paid off. Currently, I have the secret of more than 69 unique types of antique enamel with different enamel articles. I am proud to have preserved the precious enamel lines invented by our ancestors. Thereby, I am able to join hands to preserve the ancient resources, the soul of the Vietnamese.
My products are highly appreciated by international experts and friends. Tran Do pottery products carry Vietnamese soul upgraded to a new era. On the background of antique ceramic enamels, the elegant lines and patterns of the Vietnamese dynasties are reproduced and restored as the original ones.
In 2004, the ancient Mac-dynasty wine bottle product was honored to be used by the Government as a gift for delegates attending the Asia-Europe Meeting Summit (ASEM) in Hanoi.
After that, the restored products with Tran Do Pottery brand gradually gained recognition and appreciation from the academic and historic circles. Based on in-depth research on ceramics, Vietnamese museums including the Fine Arts Museum respectfully display the ceramic products restored as the originals of Tran Do pottery kiln.
By the way, through Nguon Viet newspaper, I would like to express my thanks to researchers, scholars and organizations, especially Vietnam History Museum, Hanoi Museum, and Van Mieu – Quoc Tu Giam Center for Scientific and Cultural Activities. To have the brand like today, Tran Do Pottery always acknowledges and appreciates the contribution of a large number of professionals, Bat Trang pottery village community and government departments.
As the scale of restoration and creation becomes bigger and bigger, Tran Do pottery kiln gradually becomes popular to the domestic and foreign public.
In 2005, during the state visit of Prime Minister Phan Van Khai, Tran Do pottery products were used as gifts for heads of state of the United States and Canada. Among those precious gifts, the “ceramic censer from the Nguyen dynasty” and “pair of altar vases from the Tran dynasty” were sincerely presented by Prime Minister Phan Van Khai to the United States President George Bush and to the Canadian Prime Minister's couple respectively.
It can be said that Bat Trang pottery is honored as a Vietnamese Brand Ambassador to friends from all over the world.
On the occasion of the 1000th anniversary of Thang Long - Hanoi, artisan Tran Do was honored to participate in the program to donate “Golden Turtle God” ceramic mascot weighing over 4 tons. The “Golden Turtle God” mascot was created according to the original sacred turtle in Ho Guom. The ceramic “Golden Turtle God” was formally taken from Bat Trang village to Ngoc Son Temple (Ho Guom).
Reporter: With more than 50 years of hard working in pottery, being passionate about pottery works and collections, through your own life, you want to convey the message “Let’s conserve and promote the good traditional values of the Vietnamese nation” to the young generations of Vietnam, don’t you?
People’s Artisan Tran Do: Impossible to tell what I have experienced to have the valuable heritage of Bat Trang pottery in hand today.
In 2010, I was honored to confer the title of Excellent Artisan by the State. In 2016, I received the title of People’s Artisan signed by the President of the Socialist Republic of Vietnam. It can be said that my contributions to Bat Trang pottery have been acknowledged by the society.
There still remain the mysteries of Bat Trang pottery in general and our father’s handicrafts in particular. We need the hearts of passionate young people to devote to Vietnam, the country with a thousand years of culture. Restoring and preserving the ancient resource of Vietnam helps our people to increase the cultural thickness. Being proud of our nation’s traditions, we need to join hands to preserve and develop our nation’s cultural treasures.
Tradition will build a solid foundation for the future. Through pottery products, the country development historical process through the Dinh-Ly-Tran-Le dynasties... of the Vietnamese nation becomes more and more brilliant.
Looking at the history, being proud of our forefathers’ tradition, the young generation of Vietnam further affirms the solid national origins to create foundation for the future, towards the country’s strong development in the 4.0 integration period.
Reporter: Could you please tell us some activities of Tran Do pottery in the coming time?
Artisan Tran Do: I would like to repeat an old story. In 2010, I was honored to represent the artisans of Bat Trang pottery village to donate the statue of “King Tran Nhan Tong” to Harvard University of the United States. The statue has been being displayed at Harvard University with the message of Peace for the world. Saying so to see that contribution to the country is both the honor and responsibility to the homeland of every true artisan.
In the near future, the 36th ASEAN Summit in Da Nang is expected to take place around November 2020. The ASEAN Summit is held annually with up to 10 heads of ASEAN countries and major countries such as the United States, Russia, China, India... and international social organizations under the United Nations, international organizations for peace, leading economic and financial institutions in the world.
At this solemn event, I receive an official invitation from the Prime Minister. Here, I am honored to display pottery products on behalf of Bat Trang village. At the summit, the pottery products on display carrying Vietnamese souls, representing the culture of the Dinh, Le, Ly, Tran dynasties and Bat Trang pottery will be known by the officials, international friends, expatriates around the world and people all over the country.
Especially, for the first time, I will publish and display the collection of “Nguyen Dynasty’s Seal”. The difference of this exhibition is that I will donate the entire “Nguyen Dynasty’s Seal” to Hue Monuments Conservation Centre. This is considered a gift to welcome the 13th Congress of the Communist Party of Vietnam. The collection of “Nguyen Dynasty’s Seal” will be displayed to welcome New Year 2021 in the ancient capital of Hue.
Reporter: Please allow me to ask a personal question. What are your future plans for the famous Tran Do Pottery brand?
People’s Artisan Tran Do: (smiles and points to his second daughter). Each person has his/her mission in each period. I have laid the first bricks for the preservation of ancient culture through Bat Trang pottery. Probably, it is time to cede it to young generation. They are trained more basically, more actively and they are also smarter. Honestly, I have handed over the inheritance to her and her husband (Reporter - His second daughter Tran Thu Ha and her husband Nguyen Duc Toan).
Reporter: Thank you for the open conversation today. I wish you and your family good health and success, and Tran Do Pottery Brand become more and more widespread, fly on powerful wings. With the experience of the old artisans and the dedication aspirations of the youth, Tran Do Pottery will reach new heights.
 
By Nhung Nguyen