Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

Công Ty Cổ phẩn Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum – Sứ Mệnh Bảo Tồn và Phát Triển Nguồn Gen Quý Hiếm Sâm Ngọc Linh

Ngày 19 Tháng 01, 2023
( Nguonviet) Ngày nay, Quốc bảo sâm Ngọc Linh đã trở thành một hình ảnh mang tính biểu tượng không chỉ ở Tu-Mơ-rông, mà còn được cả nước biết đến như một hình ảnh mang tính biểu tượng của tỉnh Kon-tum.
Do những tính chất đặc biệt nổi trội về thổ nhưỡng, cây sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc và sâm Mỹ. Cũng chính vì vậy, cây sâm Ngọc Linh trong môi trường tự nhiên bị săn lùng, khai thác và thu mua đến cạn kiệt.Trước thực trạng khai thác một cách triệt để của người dân, đến  nay cây sâm đã trở thành cây quý trong danh mục sách đỏ cần bảo vệ của Việt Nam từ năm 1994.

Một trong những biện pháp cấp bách để bảo vệ cây sâm Ngọc Linh, chính là sớm thu thập, bảo tồn và cấy trồng nhân giống sâm Ngọc Linh trên chính địa bàn khu vực huyện Tu-mơ-rông.
Mặt khác, rất cấp bách đưa cây Sâm Ngọc Linh trở thành một sản phẩm Quốc bảo mang tính đại diện, như một dạng thức Di sản vật phẩm Văn hóa là một việc nên làm.

Bà Nguyễn Thị Duyên, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum.
Với những yếu tố đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, tập quán tìm kiếm, canh tác và chế biến sản phẩm sâm củ của người dân bản địa đã tạo nên những nét đặc thù về tính chất, chất lượng của sâm củ nơi đây, Cục SHTT đã ban hành Quyết định số 3235/QĐ-SHTT, ngày 16 tháng 8 năm 2016 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sâm củ Ngọc Linh, trong đó phía Kon Tum gồm 9 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông và huyện Đăk Glei. Phía Quảng Nam gồm 7 xã thuộc huyện Nam Trà My.

Bên cạnh đó, Cây Sâm Ngọc Linh đã đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt là sản phẩm Quốc gia, là “Quốc bảo“ của Việt Nam tại Quyết định số 787/QĐ-TTg, ngày 05/6/2017. Do vậy, phát triển cây Sâm Ngọc Linh thành cây hàng hóa chủ đạo để góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc tại địa bàn vùng trồng sâm đóng vai trò rất quan trọng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có tờ trình gửi Thủ tướng về việc phê duyệt dự thảo Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045 (gọi tắt là Chương trình phát triển sâm). Theo dự thảo, Một trong những mục tiêu là đưa sâm trở thành thương hiệu sản phẩm quốc gia, góp phần tăng thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Trọng tâm là bảo tồn và phát triển diện tích trồng sâm tại tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khoảng 20.000 ha.

Xác định tầm quan trọng của việc giữ gìn hình ảnh của một sản phẩm sâm mang tầm vóc thế giới và bảo vệ nguồn gen bản địa của một loài dược liệu quý của đất nước, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum luôn đồng hành cùng với Chính phủ và tỉnh Kon Tum trong việc thực hiện các mục tiêu trên.

 Trong gần 20 năm hoạt động, Công ty đã xác định sứ mệnh của mình là : Quảng bá cho các giá trị văn hóa gắn liền với hình ảnh cây Sâm Ngọc Linh. Đây là một nhiệm vụ chiến lược bên cạnh mục tiêu nâng cao giá trị kinh tế của cây Sâm Ngọc Linh.
 Công ty chú trọng đến việc cải thiện và phát triển đời sống kinh tế và xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số thông qua việc vận động và kết hợp với người dân tham gia trồng và phát triển vùng sâm. Xây dựng hình ảnh Sâm Ngọc Linh, núi Ngọc Linh và hình ảnh bà con dân tộc thiểu số trong vùng núi Ngọc linh hòa quyện, gắn bó với nhau thành một biểu tượng di sản văn hóa đặc biệt chỉ có ở vùng Ngọc Linh Tu mơ rông Tây nguyên.

 
Trước thực trạng sâm Ngọc Linh tự nhiên có nguy cơ bị tuyệt diệt do nhu cầu sử dụng ngày một tăng lên, vườn sâm Ngọc Linh trồng của Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum như một giải pháp để có thể bảo tồn và phát triển loại thảo dược vô cùng quý hiếm. Đồng thời, việc xây dựng vườn sâm Ngọc Linh cũng là bước đi căn cơ để góp phần nâng cao giá trị kinh tế của cây sâm Ngọc Linh, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, đồng thời giới thiệu quảng bá đưa sâm Ngọc Linh đến gần hơn với người tiêu dùng, đặc biệt là những người già, người bệnh. Hơn hết, “Người Việt phải được dùng sâm Việt”, đó là mục tiêu lớn nhất của công ty cũng như những nhà sáng lập công ty, nhằm góp phần quan trọng trong việc cải thiện, nâng cao sức khỏe của người Việt.

Để góp phần bảo tồn và phát triển bền vững sâm Ngọc Linh, công ty luôn coi trọng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác được hỗ trợ từ các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sỹ đến từ Viện Dược liệu Quốc gia, Viện Di truyền thuộc Bộ NN&PTNT; bên cạnh đó, nhằm hạn chế việc khai thác lớp mùn tự nhiên trong rừng ngày càng cạn kiệt để trồng sâm, công ty chúng tôi đã phối hợp với Viện Thổ nhưỡng Nông hóa Quốc gia để tạo ra một sản phẩm giá thể nhân tạo phù hợp với việc nhân giống và trồng sâm Ngọc Linh cũng như các chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường phục vụ trồng sâm Ngọc Linh. Việc tham gia thực hiện các dự án trong Chương trình phát triển sản phẩm Quốc gia ”Sâm Ngọc Linh” cũng là một mục tiêu để Công ty  góp một phần sức lực nhỏ bé cùng với Chính phủ Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững một loài dược quý, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho một bộ phận đồng bào các dân tộc tại địa bàn vùng trồng sâm. Đồng thời , qua các hoạt động thiết thực đó, công ty Cổ phấn Sâm Ngọc Linh Tumorong Kon tum góp phần xây dựng hình ảnh Sâm Ngọc Linh – như một đại diện di sản văn hóa vùng Tây nguyên nói riêng và cả của Việt Nam ta nói chung.

PV