Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

Gốm Đức Tân - Tinh Hoa Hồn Gốm Việt

Ngày 16 Tháng 12, 2020
  ( Nguồn Việt) Là người con của mảnh đất Bát Tràng, nghệ nhân Đức Tân – Thu Hằng luôn phát huy những tinh hoa mà ông cha để lại, đồng thời cũng luôn sáng tạo trên các sản phẩm gốm.



Từ lâu cái tên làng nghề Bát Tràng đã thành danh bất hư truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác về gốm sứ. Trước đây, các sản phẩm gốm ở Bát Tràng đều là những vật phẩm được dùng trong triều đình, dần dần gốm đi vào đời sống của nhân dân. Trải qua hằng trăm năm, qua nhiều sóng gió thế nhưng chính tình yêu nghề vô tận của con người nơi đây đã giúp nghề làm gốm ngày càng phát triển theo thời gian.
 Được nuôi dưỡng trên mảnh đất gốm sứ, nơi mà bất kì chỗ nào cũng có thể tìm thấy các sản phẩm gốm. Chính vì vậy, Nghệ nhân Đức Tân và vợ của mình là Nghệ nhân Thu Hằng đã  quyết tâm nghiên cứu và tìm lối đi cho riêng mình bằng một  phong cách riêng biệt và kỹ thuật men độc đáo. Mỗi sản phẩm của lò gốm Đức Tân, không chỉ chắt chiu tinh hoa, sự khéo léo của mình, mà còn được thổi hồn qua những nét chữ được viết theo nối thư pháp của Nghệ nhân Thu Hằng (Nguyệt Tú).
Lựa chọn hướng đi riêng, nghệ nhân Đức Tân và Thu Hằng định hướng làm các sản phẩm gốm trang trí nội thất, đưa gốm vào đời sống, mang tính thẩm mỹ và chứa đựng đầy hồn cốt văn hóa của người Việt. Với Đức Tân, các sản phẩm gốm đều mang nét nghệ thuật đương đại, có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay tuy nhiên vẫn giữ được nét văn hóa tinh hoa của người Việt. Nghệ nhân Đức Tân đã nghiên cứu, sáng tạo để có những màu men riêng, tạo họa tiết trang trí tinh xảo, đẹp mắt. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông được người yêu nghệ thuật ưa thích phải kể đến: Bình gốm vân đá, bộ lọ gốm hoa văn cách điệu hoa cúc dây, tác phẩm Ngũ sắc liên hoa với chất liệu màu gốm kim sa, Sen cổ có chất liệu gốm men màu đục mờ, đôi lục bình men dạn cổ Bát Tràng...Điều đặc biệt, những tác phẩm thư pháp trên gốm của Nghệ nhân Trần Đức Tân đều do chính vợ của ông- Nghệ nhân Trần Thu Hằng chấp bút. Nghệ nhân Thu Hằng chia sẻ : “ Cứ nhắc đến thư pháp thì người ta nghĩ ngay đến những bức thư pháp được viết trên giấy, được khắc trên gỗ, đến với thư pháp cũng chỉ là một cơ duyên tình cờ. Lúc đầu tôi cũng chỉ chấp bút trên giấy nhưng với lòng yêu nghề gốm sẵn có tôi đã nghĩ đến việc đưa thư pháp viết trên nền gốm. Lúc đầu cũng hơi khó khăn, sau này luyện tập nhiều tôi đã thành công đưa ra dòng sản phẩm gốm thư pháp”.Từng dòng thư pháp trên gốm tôi đều tự tay chấp bút, đưa vào gốm những  câu thơ, câu ca dao mộc mạc, gần gũi, dễ nghe dễ nhớ, đi sâu vào lòng người.

 Ví như : Có một nơi để về, đó là nhà.
Có những người để yêu thương, đó là gia đình.
Và có được cả hai, có nghĩa là bạn đã có được hạnh phúc.”..
Nhờ sự đang dạng trong thiết kế sản phẩm cả đồ gia dụng và trang trí nội thất, cộng với sự tài hoa trong từng nét chữ, trên mỗi sản phẩm, mà lò gốm Đức Tân giữa làng cổ Bát Tràng quanh năm đỏ lửa, cung cấp sản phẩm đi khắp các các vùng miền.Cơ sở gốm Đức Tân luôn được người tiêu dùng lựa chọn hàng đầu, không chỉ ở trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Sản phẩm của Đức Tân  luôn được Văn phòng Quốc hội lựa chọn để làm quà tặng cho các đoàn ngoại giao khi nước bạn tới hoặc khi đoàn ngoại giao nước ta ra nước ngoài….


    Để người chơi gốm không chỉ được thưởng thức cái nghệ thuật của một tác phẩm mà còn thấm thía về lời người xưa nhắc nhở. Nghệ nhân Đức Tân tâm sự: mấy chục năm làm nghề nhưng hiện tại, Ông vẫn cảm thấy mình đang dần “ ngộ ra nghề”; cần học hỏi và sáng tạo nhiều hơn. Đồng thời, có trách nhiệm quảng bá văn hóa,lịch sử làng nghề khi kinh doanh các sản phẩm gốm sứ. Bảo tồn, gìn giữ, phát huy truyền thống làng nghề cũng là điều ông luôn tâm huyết.

Nhung Nguyễn