Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

Ngày hội Di sản Văn hoá Việt Nam lần III - 2020 tại Hoàng thành Thăng Long

Ngày 30 Tháng 12, 2020
Trong 02 ngày, 21 - 22/11/2020, tại Hoàng thành Thăng Long, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Trung tâm UNESCO Phát triển Văn hóa và Thể thao cùng Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình văn hoá nghệ thuật đặc biệt: “Ngày hội Di sản Văn hoá Việt Nam Lần III - 2020”.
Các đại biểu dự Lễ dâng hương tại Điện Kính Thiên

Đây là hoạt động kỷ niệm 15 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 20/11/2020), 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc (23/11/1945 – 23/11/2020).

Tiếp nối thành công qua 02 năm tổ chức, sự kiện “Ngày hội Di sản Văn hoá Việt Nam” lần thứ III năm 2020 có nhiều nét thay đổi sáng tạo mới. Đây vẫn luôn là sự kiện văn hóa quan trọng, ngày tôn vinh giá trị các di sản văn hóa giàu bản sắc của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là các Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới của nhân loại.

vh2_GBCL

Sân khấu trung tâm nơi diễn ra các hoạt động văn hóa

ds01

ds04

ds05

Một số hoạt động diễn xướng dân gian được tái hiện

Năm nay, BTC tiếp tục lựa trọn những loại hình Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao, Võ thuật đặc sắc, điển hình có tính truyền thống, nhằm giới thiệu, quảng bá mạnh mẽ tới đại chúng một góc nhìn ấn tượng về “Di sản Văn hóa Việt Nam”. Đây là cơ hội để nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước được thưởng lãm và trải nghiệm những loại hình văn hoá nghệ thuật và thể thao độc đáo của Việt Nam như: viết Thư pháp cổ và viết Thư pháp Việt, Hát Then, Hát Văn, Bài Chòi, Quan họ Bắc Ninh, Hát Chèo, Ví Dặm, Ca Trù, Hát Xẩm, Trống Hội, Diễn xướng hầu đồng..; Các loại hình Thể thao, Võ thuật truyền thống; Bên cạnh đó là các trò chơi dân gian dân tộc như kéo co, đẩy gậy,vượt cầu khỉ, nặn tò he...và không gian hội họa.

Chương trình đã mang đến cho công chúng những trải nghiệm đặc biệt nhất, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống cùng với sự xuất hiện của các nghệ nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản. Đặc biệt tôn vinh vẻ đẹp của quốc phục áo dài Việt Nam - di sản văn hóa việt.

DS2

Trao đổi với PV vanhien.vn, GS. Lê Văn Lan đã khẳng đinh ý nghĩa nhiều mặt của Sắc lệnh 65/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 23/11/1945 về “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” - Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Trước yêu cầu tình hình, nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ mới, ngày 24 tháng 2 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ -TTg về việc hàng năm lấy ngày 23 tháng 11 là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam”.

"Với tầm quan trọng của di sản văn hóa dân tộc, ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” - Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Sắc lệnh ra đời trong hoàn cảnh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đang gặp vô vàn khó khăn về giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, đất nước đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”...", GS. Lê Văn Lan nhấn mạnh.

DS411

GS. Lê Văn Lan trao đổi với PV vanhien.vn

Cũng theo GS. Lê Văn Lan, Sắc lệnh số 65/SL tuy ngắn gọn, súc tích, ra đời đến nay đã tròn 75 năm, nhưng phản ánh những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản, sâu sắc của Nhà nước ta đối với việc bảo tồn di sản văn hóa, cho đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn, soi sáng cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước. Đó là quan điểm về vai trò quan trọng của di sản văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, về tính kế thừa trong phát triển văn hóa, về trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và mỗi công dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa...

Sắc lệnh số 65/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 23/11/1945 gồm các nội dung cơ bản như: Khẳng định việc bảo tồn cổ tích “là công việc rất quan trọng và rất cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam” (khái niệm “cổ tích” trong Sắc lệnh ngày nay được gọi là di sản văn hóa, gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể); Đông Phương Bác cổ Học Viện có nhiệm vụ bảo tồn cổ tích trong toàn cõi Việt Nam, thay thế cho Pháp Quốc Viễn Đông Bác cổ Học viện bị bãi bỏ; Giữ nguyên các luật lệ về bảo tồn cổ tích đã có trước đây; “Cấm phá hủy những đình, chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bi ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo hay không, nhưng có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn”; “Chính phủ công nhận nguyên tắc những khoản trợ cấp hàng năm của toàn quốc, của mỗi kỳ hay mỗi tỉnh cho Đông Phương Bác cổ Học viện. Khi dự thảo ngân sách cho toàn quốc, cho từng kỳ hay từng tỉnh; ông Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Ủy viên tài chính mỗi kỳ, mỗi tỉnh phải dự tính khoản trợ cấp cho Đông Phương Bác cổ Học viện”


Theo Văn Hiến