Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

Nghệ Nhân Đỗ Tùng Mậu – Nghiệp và duyên với Gốm Son Đỏ

Ngày 16 Tháng 12, 2020
( Nguồn Việt) Là nghệ nhân luôn tâm huyết với nghề Gốm, tâm hồn anh như càng thăng hoa hơn khi được sinh ra lớn lên tại làng Gốm Quyết Thành và lập nghiệp tại làng gốm Bát Tràng. Gốm Son Đỏ và các sản phẩm Gốm Son Đỏ như minh chứng cho nghiệp và duyên với Gốm mà nghệ nhân Đỗ Tùng Mậu  đã lựa chọn.


Nghệ nhân Đỗ Tùng Mậu được sinh ra tại làng quê Gốm Quyết Thành bên dòng sông Đáy thơ mộng hiền hòa cùng với danh thắng Núi Ngọc, chùa Bà Đanh, nơi đó có một làng gốm nổi tiếng có bề dày 500 năm tuổi, đó chính là làng Gốm Quyết Thành (Thị trấn Quế - Huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam). Gốm quê anh vẫn được các nghệ nhân truyền lại làm theo lối xưa, chỉ có đất, lửa và vuốt bằng tay.

Gốm không dùng men hóa chất và được nung trong lò bầu truyền thống bằng củi ở nhiệt độ 1200- 1300 độ C. Khi lớn lên, anh mong muốn được học hỏi nhiều hơn nữa từ các làng nghề Gốm khác. Và thế là anh quyết trí lên làng nghề Gốm Bát Tràng học hỏi và lập nghiệp. Mới đầu, anh đi làm thuê cho các lò Gốm để vừa học hỏi kinh nghiệm vừa kiếm sống. Nơi đây, chính duyên tơ hồng với nghệ nhân Gốm Trần Thị Lý (là thế hệ thứ 18 dòng họ Trần theo nghiệp gốm ở Bát Tràng) đã giữ chân anh lại và lập nghiệp cùng với người con gái tại làng cổ Bát Tràng. Hành trình lập nghiệp của chàng trai trẻ yêu nghề cũng đầy gian truân, thăng trầm. Anh mở xưởng thiết kế mẫu trước, sau 5 năm mới mở lò sản xuất.

Năm 2018, bộ sưu tập “Sắc Gốm Bát Tràng” của anh là 1 trong 10 nghệ nhân có tác phẩm tiêu biểu với dòng men Gốm Son đỏ. Thành công nối tiếp thành công, anh thường xuyên tham gia các cuộc trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề trong các chương trình như Festival Huế, Hoàng thành Thăng Long và Văn Miếu Quốc Tử Giám ....
Bát Tràng nổi tiếng với các dòng sản phẩm men rạn, men lam trắng, men lam chàm, hoàng lưu ly… Nhưng nghệ nhân Đỗ Tùng Mậu lại chọn phát triển dòng sản phẩm Gốm Son đỏ. Gốm son đỏ có từ rất lâu đời, thời xưa dùng làm các chum, vại, bình, lọ, ấm chén… Ngày nay, gốm Son đỏ được sản xuất tạo các sản phẩm tiêu dùng và trang trí đạt thẩm mỹ cao. Khác với các dòng gốm khác, gốm Son đỏ phải chọn kỹ nguyên liệu đất sét, không có lớp men phủ, đòi hỏi người thợ phải cẩn thận, chau chuốt từng chi tiết. Gốm được nung trong lò bầu truyền thống nên rất bền, chắc chắn. Qui trình làm ra các sản phẩm Gốm cũng trải qua nhiều công đoạn từ ngâm đất sét trong bể, sau đó làm nhuyễn đất bằng giẫm chân hay máy nghiền. Đất nhuyễn được đặt lên bàn xoay tạo sản phẩm đem phơi khô hoặc sấy rồi đắp họa tiết, đánh giấy ráp sạch sẽ sau đó phơi khô hẳn sản phẩm, để mộc và cho vào lò nung. Và Son là khâu độc đáo của Gốm Son Đỏ so với các loại Gốm khác. Người thợ phải dùng một loại đất khác, nghiền nhỏ pha với nước để nhúng sản phẩm và khi nung có màu đỏ tươi.


Hiện nay, với khoảng 100 công nhân, xưởng sản xuất của gia đình Nghệ Nhân Đỗ Tùng Mậu đi sâu vào sản xuất các sản phẩm tiêu dùng như ấm chén, đồ gia dụng, quà tặng, quà biếu; anh tâm huyết và dành nhiều thời gian nghiên cứu phục chế, làm các bộ sưu tập mô phỏng các tác phẩm trong viện Bảo tàng lịch sử, khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, đầu rồng các thời kỳ…
Qua thời gian, các sản phẩm gốm sứ cũng dần được thay thế, nhưng những sản phẩm mang đậm nét văn hóa riêng, độc đáo vẫn được các nghệ nhân gìn giữ, bảo tồn và phát triển. Nghề Gốm rất chọn người, để thành công và gắn bó được với nghề này đòi hỏi nhiều tố chất như tính kiên trì, năng khiếu hội họa, điêu khắc, khả năng sáng tạo, đổi mới tư duy… và hơn hết đó chính là tình yêu quê hương, đất nước, là sự gắn bó keo sơn giữa các thế hệ làng nghề.
 (Nguyễn Hồng Nhung & Retsi Phạm)
 
ARTISAN DO TUNG MAU - CAREER  AND  DESTINY
WITH  THE RED OCHRE POTTERY
 
As a craftsman always dedicating to ceramics, his soul seemed to be more sublimed as he was born and raised in Quyet Thanh ceramics village and settle up in Bat Trang ceramics village. Red Ochre ceramics and Red Ochre pottery products are as proof of affinity between career and destiny related to ceramics that artisan Do Tung Mau have chosen.


Artisan Do Tung Mau was born in Quyet Thanh ceramics village by the poetic Day River along with the famous Nui Ngoc Mount and Ba Danh Pagoda where there is a famous pottery village with a long-standing history of 500 years old that is Quyet Thanh ceramics village  in Que town, Kim Bang district, Ha Nam province. The Ceramics in his home village has been inherited from craftsmen in the old way, only by earth, fire and claw by hand. The ceramics do not use chemical glazes and are baked in traditional pots furnace with firewood at 1200 - 1300 degrees Celsius. As growing up, he wishes to learn more from other ceramics villages. And so he decided to go to Bat Trang ceramics village to learn and start up his himself career. At first, he worked as a hired employee for ceramic kilns to learn from experience while earn a living.  Here, it was itself  the predestined fate with ceramic artisan Tran Thi Ly (the 18th generation of the Tran family that followed the ceramics industry in Bat Trang) that kept him and made him start a career with the daughter in the old village of Bat Trang. The career journey of a young man who loves his career has been also full of hardships and ups and downs. He opened the design studio first, then after 5 years to open the production furnace. In 2018, his collection named “ Bat Trang Pottery Colours” was one of 10 products of artisans having typical works of  Red Ochre pottery line.  Success followed by success, he regularly participated in the exhibition to introduce handicraft village products in the programs such as Hue Festival, Imperial Citadel of Thang Long and Temple of Literature Quoc Tu Giam.


Bat Trang is famous for its product lines of rift glazes, white blue glaze, indigo blue and yellow glaze… But artisan Do Tung Mau chose to develop the product line of  Red Ocher pottery.  Red Ochre pottery is inherent from a long time ago, used in ancient times to make big jars, jars, pots, cups, etc. Nowadays, Red Ochre pottery is manufactured to create the consumer  products and decorative items with high aesthetic requirements.  Unlike other ceramic lines, processing red ochre pottery must choose clay materials carefully, as no enamel coating, therefore requiring workers to be careful and elaborate in every detail.  The pottery is baked in traditional potting furnace so it is very durable and firm. The process of making ceramic products also goes through many stages from soaking the clay in the tank, then making the soil puree by treading or grinding.  The fine puree soil is placed on a turntable to create a product to be exposed in the sun or desiccated to be dried, then covered with vignettes, brushed with clean sandpaper, then full dried the product, put it into a kiln.  And ochre is a unique stage of  Red Ochre Pottery compared to other types of Pottery. The workers must use a different type of soil, crush and mix with water to dip the product in so as when baked it turns bright red.
Currently, with about 100 workers, the workshop of the artisan family of Do Tung Mau focus into producing consumer products such as kettles, housewares, gifts and offering presents;  He is devoting and spent a lot of his time researching and restoring, making collections simulating the works in the History Museum, Imperial Citadel of Thang Long, the dragon heads of the historic periods...


Over time, ceramic products have also been gradually replaced, but those products with unique and cultural characteristics are still protected, preserved and developed by the artisans. The Ceramics industry is very selective about people, to succeed and stick to this job requires many qualities such as perseverance, talent of artist, sculpture, creativity, thinking innovation...  and first of all that is Love for the homeland, the country, the cohesion among the generations of the craft villages.
 
Nguyen Hong Nhung & Retsi Pham