Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm – Người giữ gìn hồn cốt lụa Vân / làng nghề lụa Vạn Phúc

Ngày 14 Tháng 12, 2020
( Nguồn Việt) Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm làng lụa Vạn phúc, được biết đến như một nghệ nhân chân chính. Vốn trong tên đã có chữ Tâm, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm cống hiến với nghề dệt lụa với ngọn lửa cháy bỏng.Từ khi khởi nghiệp, chữ Tâm chữ Đức luôn được bà coi như kim chỉ nam cho con đường sự nghiệp của mình. Sự nghiệp gây dựng, khôi phục và phát dương những giá trị văn hóa xã hội của lụa dòng lụa Vân nổi tiếng. 
 nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm

Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng từ thời kỳ phong kiến. Chỉ có những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử  dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền.

Lụa Vân được dệt cầu kỳ bằng những bí quyết riêng của nghề dệt lụa. Sản phẩm lụa Vân vàng óng đầy quý phái. Những hoa văn tinh tế của lụa Vân nổi trên mặt lụa mềm mại như mây. Mẫu lụa Vân khá đa dạng và đều mang tính nghệ thuật cao như : Mẫu lụa Vân quế hồng điệp, lụa Vân mai thọ, lụa Vân lưỡng long song hạc….

Cảm nhận được những giá trị vô giá của lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này. Nghiên cứu về dòng lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm bị chính dòng lụa Vân mê hoặc. Bà đã sớm hiểu tại sao cách đây cả thế kỷ, lụa Vân đã vượt trùng dương sang tận Pháp quốc. Lụa Vân đại diện cho Việt Nam đã từng tranh tài khoe sắc cùng các cường quốc về lụa, trong hội chợ Marseille tại Pháp.

Trải qua bao năm tháng lặn lội tìm hiểu cách dệt dòng lụa Vân, cuối cùng tấm lòng thành của bà đối với lụa Vân đã được đền đáp xứng đáng. Bà đã tìm lại được bí quyết dệt ra dòng lụa Vân Vạn phúc xưa.

Lụa Vân Vạn phúc dần hồi sinh từ đó. Nhớ lại những tháng năm lặn lội tìm kiếm từng mảnh lụa Vân cổ cũ nát mang về nghiên cứu, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm trầm giọng : Khi biết  Bố tôi và tôi quyết tìm cách phục hồi dòng lụa Vân, các cụ cao niên trong làng mừng lắm. Các cụ tìm kiếm trong nhà cả những mảnh lụa vụn còn sót lại mang đến cho tôi nghiên cứu.

Nghệ nhân Triệu Vân Mão, vừa là người thầy , vừa là bố chồng của bà Tâm, nhận ra niềm đam mê nghề dệt của cô con dâu thảo hiền . Ông quyết định chọn bà Tâm làm người nối nghiệp tổ nghề. Và nghệ nhân Triệu Vân Mão đã đúng !

Người học trò, người con dâu xuất sắc của cụ Triệu Vân Mão không chỉ “ giữ được ngọn lửa nghề “ theo lời dạy của ông, mà còn thắp sáng thêm cho lụa Vân Vạn phúc bằng hàng loạt những sản phẩm lụa Vân đỉnh cao.

Có thể kể ra đây sự kiện nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm kết hợp với ông Trịnh Văn Bách đã phục chế thành công như nguyên mẫu 18 bộ triều phục Cung đình Huế. Bà đã phục dựng và tái tạo lại nguyên mẫu bức rèm cửa phòng khách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà còn phục chế cả những phẩm vật nhỏ bé nhưng rất tinh xảo như chiếc khăn mùi xoa lụa có dòng chữ “ Phụ nữ cứu quốc Hà Đông kính tặng Bác “.

Gần đây, lụa Vân Vạn phúc của bà thường xuyên hiện diện trong những phẩm vật quốc gia dùng làm quà lưu niệm cho những vị nguyên thủ quốc gia, những vị khách quý và bạn bè quốc tế đến với Việt Nam. Với những cống hiến không mệt mỏi của mình, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm liên tục nhận được sự tôn vinh của các cấp chính quyền cũng như xã hội. Trong bảng vàng thành tích của chị có  “ Ngôi sao Việt Nam 2006 “; “ Bông hồng vàng Thủ đô ” 2008, 2010; “ Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu ” 2011, 2013 ; “ Thương hiệu nghề truyền thống – Báu vật quốc gia Việt Nam 2011, 2013 và nhiều danh hiệu khác.

Danh hiệu “ Công dân ưu tú Thủ đô 2015 “ mang lại vinh dự cho chị, gia  tộc có hai thế hệ là Nghệ  nhân Triệu Văn Mão, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm và cả làng lụa Vạn Phúc.

Có thể nói, ngọn lửa nghề lụa không bao giờ tắt trong lòng nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm.

Nhung Nguyễn

The keeper of Van silk’s quintessence

The artisan Nguyen Thi Tam from the Van Phuc Silk Village was known as a true and genuine artisan. With “Tam” (mind) in the name, Nguyen Thi Tam has devoted her life to the silk weaving craft with all of her passionate love for it.

Since she first started her career, the “Tam” (mind) and “Duc” (virtue) always stand as the features of the path she decided for her future career, that is to recover and develop all the social and cultural values of the famous Van-brand silk.
The Van silk has been popularized since feudality period of Vietnam án was favoured by the royals. Only the great nobles from the noblemen and officials could afford the luxury and precious Van silk. Through all the vicissitudes of history, the Van silk started to be forgotten and was almost - forgotten.  
The Van silk is weaved carefuly with the significant techniques of the silk weaving craft. The products are diverse in color, especially the magnificent gold. On the soft, smooth and glossy Van silk, one thing that really stands out is the delicate patterns of the silk. As being stated above, the Van silk products are diverse not only in color, but also in the art-quality design, such as: the Que hong diep Van Silk (Van gauze), the flying dragons and phoenixes Van silk, the Mai tho Van silk (golden apricot blossom), …
Understanding the inestimable value of the Van silk, artisan Nguyen Thi Tam decided to devote her life to restore the precious Van silk. During her research on this Van silk, she fell in love with it and became passionate about this silk. She finally understood why the Van silk was praised by the French centuries ago. The sophisticated Van silk products were displayed at international exhibitions in Europe as a representative of Vietnam in Marseille.
Over years of researching the process of weaving the Van silk, all of her efforts and her sincerity towards to silk were being paid off. She finally found the ancient secret techniques to weave the Van Phuc’s Van silk.

The Van Phuc’s Van silk has been gradually reviving ever since.
Remembering all the effort to find every piece of the ancient Van silk for the research purposes throughout the years, artisan Nguyen Thi Tam shared: “When I said to the elderlies in the village that I found the way to restore the Van silk, they were really happy and excited. They also searched for every piece of silk in their houses and brought it to me.”
Artisan Trieu Van Mao is the master and also the father-in-law of Tam. He was the one who recognized the love for the silk and motivated her passion for the weaving profession. He decided that Tam is the heiress and the descendants of the craft. And of course, he was right!
The excellent student, daughter-in-law of Trieu Van Mao not only has “kept the flame burning” and followed his words, but she also has expanded the quality and the popularity of Van Phuc’s Van silk by making marvelous silk products.
There are series of products that artisan Nguyen Thi Tam successfully restored, such as the prototype of 18 Hue royal court uniforms and dresses. She also restored and recreated the prototype of the curtains inside the living room of Uncle Ho Chi Minh. Moreover, the small delicate handkerchief with the sentence “Dear gift from Ha Dong Women’s Union to Uncle Ho” was also restored.
Recently, the Van Phuc’ Van silk are usually used as the national souvenirs and gifts for heads of state, distinguished guests and international friends coming to Vietnam.
With all of her tireless dedication and efforts, artisan Nguyen Thi Tam has continuously received the recognition and honour of local and national authorities as well as the society. In 2006, she has gained the title of “Vietnamese Star”, “Golden Rose of the Capital” in 2008, “Representative product of the industry-countryside” in 2011 and 2013, “Trademard of traditional craft – Vietnamese traditional precious” in 2011 and 2013 and many other titles.

Nontheless, the title “Distinguished Citizen of the Citizen 2015” has brought an honour to her, her family, the artisan Trieu Van Mao’s family and also the Van Phuc silk village.
To conclude, the flame inside artisan Nguyen Thi Tam and her love for the silk weaving craft will never die.

By Nhung Nguyen