Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

Nghệ Nhân Phạm Khắc Hà ,Chủ Tịch Hiệp Hội làng Nghề Lụa Vạn Phúc. - Giữ gìn , bảo tồn và đưa thương hiệu Lụa Vạn Phúc bay xa/ công ty TNHH Phúc Hưng

Ngày 17 Tháng 12, 2020
( Nguồn Việt) Đến làng lụa Vạn Phúc (Quận Hà Đông, Hà Nội), nhắc đến lụa quý, từng là 'đặc sản' tiến Vua, người ta sẽ nghĩ ngay đến dòng lụa vân từng một thời vang bóng. Một trong những người góp công hồi sinh dòng lụa vân quý giá ấy là cựu chiến binh Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Vạn Phúc.
 
Trong chuyến công tác về thăm làng nghề Lụa Vạn Phúc chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng ông.
Thưa ông Phạm khắc Hà:Là một trong những người đi tiên phong trong phát triển kinh tế của làng nghê Lụa Vạn Phúc từ những ngày đầu còn khó khăn. Ông đã từng bước cùng các Nghệ nhân khác trong làng khôi phục và phát triển làng nghề. Ông có thể chia sẻ một chút về ông và về những ngày tháng khó khăn của làng nghề?
Nghệ nhân Phạm Khắc Hà: Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng, năm 1971 tôi lên đường nhập ngũ và chiến đấu ở chiến trường miền Đông. Sau gần 8 năm tham gia chiến đấu, cuối năm 1977, tôi được giải ngũ, trở lại quê hương với thương tật hạng 3/4. Thời điểm này nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ bao cấp, cuộc sống gia đình khó khăn, vất vả. Gia đình ông ngoài làm nông nghiệp còn có nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống lâu đời. Nhiều hộ gia đình không tiếp tục làm nữa, do không tiêu thụ được sản phẩm, họ bán máy dệt,gỡ bỏ khung cửi, bỏ làng đi nơi khác làm thuê, kiếm sống.Tôi quyết tâm giữ nghề đến cùng vì tuổi thơ tôi đã gắn liền với sợi tơ và tiếng thoi từ nhỏ, gia đình tôi đã có nhiều đời làm nghề dệt lụa. Năm 1991 nhà nước có định hướng phát triển kinh tế thị trường thay cho cơ chế bao cấp lâu đời. Nắm bắt cơ hội này, tôi bàn với gia đình chuyển đổi mô hình kinh doanh. Và tôi là người tiên phong trong phong trào sản xuất tư nhân của địa phương. Để nâng cao nhu cầu sản xuất tôi quyết định vào miền Nam để mua công cụ sản xuất và tìm hiểu thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm tơ tằm  truyền thống.
Với vai trò là chủ tịch hiệp hội làng nghề những năm qua, ông cùng một số nghệ nhân và một số hộ gia đình luôn tìm kiếm con đường phát triển bền vững cho nghề dệt lụa ở Vạn Phúc. Để tránh phụ thuộc vào đối tác và cũng như bảo vệ chất xám của người dân ông đã làm như thế nào?


Nghệ nhân Phạm Khắc Hà:
 Để tránh phụ thuộc vào đối tác cũng như bảo vệ chất xám của người dân làng lụa Vạn Phúc, trong thiết kế mẫu tôi đã cùng một số nghệ nhân trong làng bỏ vốn đầu tư một máy đục mẫu và mã sản phẩm, sau đó mới hoàn thiện hồ sơ, xin hỗ trợ từ thành phố. Đến nay, máy đục mẫu đã trở thành công cụ đắc lực cho các thành viên hội làng nghề trong sáng tạo mẫu mã, đưa sản phẩm ra thị trường. Năm 2005, hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc đã đăng kí bản quyền sở hữu trí tuệ thương hiệu lụa Hà Đông. Với vai trò là chủ tịch hiệp hội làng nghề, tôi thường xuyên tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước do thành phố tổ chức để quảng bá sản phẩm. Kết nối với các nhà sản xuất thiết kế thời trang nhằm mở rộng đầu ra cho làng nghề. Đặc biệt thực hiện chủ chương của Đảng và Nhà nước, khuyến khích phát triển kinh tế thư nhân, bản thân tôi đã đi tiên phong lập doanh nghiệp với tên công ty TNHH dệt lụa tơ tằm Phúc Hưng.

Các sản phẩm của công ty TNHH Phúc Hưng sản xuất  trong những năm qua luôn được khách trong và ngoài nước ưa chuộng bởi sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã bền đẹp, hoa văn sống động. Ngoài chú trọng phát triển kinh tế, tôi cùng các Nghệ nhân trong hội làng nghề còn hỗ trợ đào tạo nghề cho thế hệ trẻ ở địa phương. Với mong muốn không ngừng mở rộng, phát triển nghề dệt truyền thống Vạn Phúc, không để bị mai một mà trở thành một nghề mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân, làm giàu cho quê hương.Nhờ những đóng gióp tích cực mà trong những năm qua tôi được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc và vinh dự được Hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống Việt Nam năm 2013. Đặc biệt năm 2015, ông là Nghệ nhân duy nhất được vinh danh bẳng vàng gia tộc,được tặng danh hiệu “ Thương binh sản suất,kinh doanh giỏi thủ đô”.
Cảm ơn ông Hà đã dành cho chúng tôi buổi trò chuyện này. Chúc ông cũng như công ty TNHH Phúc Hưng ngày càng phát triển hơn nữa.
Nhung Nguyễn