Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

Nghệ Nhân ưu tú Phan Thị Thuận – Giữ gìn, phát triển và đưa tơ tằm Việt Nam ra thế giới.

Ngày 17 Tháng 12, 2020
( Nguồn Việt) Người phụ nữ chân trần bước vào thị trường quốc tế. Câu nói đầy thán phục của một doanh nhân người Mỹ dành cho nghệ nhân Phan Thị Thuận- giám đốc công ty TNHH Dâu Tằm Tơ Mỹ Đức, công dân ưu tú, người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu. Nghệ nhân Phan Thị Thuận như một viên ngọc Minh Châu, càng chà, càng tỏa sang trong làng lụa tơ tằm Việt Nam.
 
      Những ngày đầu năm mới, phóng viên Nguồn Việt có dịp tìm về nhà nghệ nhân Phan Thị Thuận- giám đốc công ty TNHH Dâu Tằm Mỹ Đức ( xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) người có hơn 40 năm gắn bó với con tằm. Bên ấm trà xanh, người phụ nữ đã gần 70 kể cho chúng tôi nghe về nghề trồng dâu, nuôi tằm truyền thống, nơi quê hương ven con Sông Đáy…
    Bà cho biết vào những năm 70 của thế kỉ trước, vùng đất này đc mệnh danh là “ thủ đô dâu tằm” của miền Bắc với hàng chục nghìn héc ta ruộng dâu trải dài qua nhiều làng xã, vậy mà giờ đây cả huyện còn khoảng 30-40 hộ chồng dâu nuôi tằm phục vụ cho làng nghề Phùng Xá . Dù không nhớ chính xác nghề trồng dâu, nuôi tằm gắn bó với quê hương từ bao giờ, nhưng đến nay gia đình bà Thuận đã có 5đời theo nghiệp ươm tơ, dệt lụa. Với riêng bà lên 6 tuổi đã được bố mẹ dạy cho nghề truyền thống của gia đình. Trải qua bao thăng trầm, chìm nổi của nghề truyền thống, đến năm 2010 bà thành lập công ty TNHH Dâu Tằm Tơ Mỹ Đức và mở nhà xưởng sản xuất hơn 500m2 tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong vùng. Mới đây nhất bà là người đầu tiên dệt   thành công  tơ sen từ cuống sen tại Việt Nam.Với sự tỉ mỉ cộng với đôi bàn tay khéo léo, Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã biến những sợi tơ sen mỏng manh thành những chiếc khăn quàng cổ được nhiều khách hàng kỹ tính trong và ngoài nước ưa chuộng.Những chiếc khăn  mang mùi thơm rất đặc trưng, nhẹ nhàng tinh khiết của hương sen có giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm từ tơ tằm .Được Viện kinh tế sinh thái Việt Nam ( liên hiệp các hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam) đề nghị phối hợp thực hiện đề tài; “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen” ,các công đoạn tạo ra sợi tơ sen đều rất cầu kỳ ,tỷ mỉ và cẩn thận đòi hỏi đôi bàn tay nghệ nhân phải rất khéo léo. Để dệt một chiếc khăn quàng cổ dài 1,7m, chiều ngang 25cm, phải cần đến 4.800 cuốn sen, một người làm 1 ngày được 200-250 cuống sen.Như vậy một chiếc khăn choàng  1 người làm ngót ngét gần 1 tháng trời mới xong, vì sản phẩm từ tơ sen có giá thành cao hơn tơ tằm rất nhiều.
 
Mong ước của Nghệ Nhân Phan Thị Thuận không chỉ dừng lại ở sản xuất khăn quàng cổ mà bà muốn sản xuất những chiếc áo dài truyền thống từ tơ sen, mang đậm sự tinh túy của áo dài Việt Nam.Đến nay công ty không chỉ có sản phẩm từ lụa may mặc,lụa thô... mềm Bông tơ tằm mà còn sản xuất nhiều chủng loại khác như gối, khăn , túi ,áo ,chăn. Những sản phẩm này không chỉ ưa chuộng trong nước mà còn có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Đức, Bỉ, Trung Quốc, Ả-rập-xê-út…mang đến lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.Để có được những thành công như ngày hôm nay nghệ nhân Phan Thị Thuận xin gửi lời cam rơn đến các khách hàng trong và ngoài nước luôn ủng hộ các sản phẩm của công ty.


Chúng tôi thực sự khâm phục bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, xông pha ra thị trường của một doanh nhân rất nữ tính trong đời thường, nhưng táo bạo, quyết đoán trong công việc.Những trăn trở sống chết với nghề đã giúp Nghệ Nhân có được nhiều phần thưởng xứng đáng, kỷ niệm chương công nhận danh hiệu: “Nghệ Nhân dệt lụa”,Cúp Thương Hiệu Vàng Nông Nghiệp Việt Nam cho sp Bông tơ tằm do tằm tự dệt,kỷ niệm chương: “Bông Hồng Thép”tôn vinh chất thép cảu phụ nữ Việt Nam,Bảng Vàng Gia Tộc Nghề Truyền Thống Việt Nam,Danh Hiệu Nghệ Nhân Ưu Tú được Chủ Tịch Nước Tặng, và còn rất nhiều, rất nhiều  bằng khen khác….Trong tương lai, Nghệ nhân Phan Thị thuận vẫn tiếp tục truyền nghề, dạy nghề, không chỉ sx khăn và áo dài mà còn phát triển tơ tằm, tơ sen, chỉ thêu để thêu lên những bức tranh lụa mang đậm tinh hoa đất việt.

ARTIST PHAN THI THUAN WHO HOLD, DEVELOP AND BRING SILK FROM VIETNAM TO THE WORLD
Barefoot woman enters the international market. The admirable saying of an American businessman to artisan Phan Thi Thuan - Director of To My Duc Mulberry Silk Co., Ltd., an excellent citizen, a typical Vietnamese woman. Artist Phan Thi Thuan is like a pearl of Minh Chau, the more it rubs, the more it shines in the Vietnamese silk village.


In the early days of the new year, the source Vietnam had the opportunity to find the artist Phan Thi Thuan - director of My Duc Mulberry Silk Limited Company (Phung Xa Commune, My Duc District, Hanoi City) who has more than 40 years of attachment with silkworms. At the teapot of the green tea, the woman told us about the traditional mulberry cultivation, silkworm raising, and her homeland along the Day River...
She said that in the 70s of the last century, this land was dubbed the "mulberry capital" of the North with tens of thousands of hectares of mulberry fields stretching through many villages, but now the whole district is still about 30-40 mulberry households raise silkworms to serve Phung Xa trade village. Although she does not remember the exact job of growing mulberry or silkworms, she has been attached to her hometown ever, but until now, Thuan's family has had 5 followers of silk reeling and weaving. With her own age, 6 years old, was taught by her parents the traditional job of the family. Experiencing many ups and downs and sinks of the traditional profession, in 2010 she established To My Duc Mulberry Co., Ltd. and opened a workshop of more than 500m2 to create jobs for many workers in the region. Most recently, she was the first person to successfully weave lotus thread from lotus stems in Vietnam.With meticulousness and skillful hands, Meritorious Artist Phan Thi Thuan has turned fragile lotus silk into pieces Scarves are favored by many domestic and foreign customers. The scarves bring a very specific, gentle aroma of lotus fragrance with a much higher economic value than silk products. Proposing to coordinate the implementation of the project by the Vietnam Institute of Ecological Economics (Vietnam Union of Science and Technology Associations); "Studying and testing the model of producing lotus leaf fiber", the stages of creating lotus thread are very sophisticated, meticulous and careful requiring artisan hands to be very skillful. To weave a scarf 1.7m long, 25cm wide, it takes 4,800 lotus rolls, a person can make 200-250 lotus stems a day  just finished, because products from lotus silk have a much higher price than silk. Artisan Phan Thi Thuan's wish is not only to produce scarves, but she also wants to produce traditional Ao Dai from lotus buds, bearing the essence of Vietnamese ao dai. There are products from silk apparel, soft silk, etc. Soft silk also produces many other categories such as pillows, towels, bags, shirts, blankets. These products are not only popular in the country but also in many countries around the world such as Germany, Belgium, China, Saudi Arabia ... bringing high profits to businesses. As a success today, Phan Thi Thuan, an artisan, would like to extend her sincere thanks to our customers at home and abroad who always support our products.

We really admire the bravery, daring, daring and rushing to the market of a very feminine, but bold, and assertive businessman at work. Concerns about life and death with the profession have helped artisans get many worthy awards, medals recognizing the title: "Silk Weaving Artist", Vietnam Agricultural Gold Brand Cup for silk products made by silkworms weaving, medals:


"Steel Rose" honors the quality of steel of Vietnamese women, the Golden Table of Traditional Vietnamese Professionals, the Honorable Artist Award given by the President of Vietnam, and many, many other merits.... In the future, Phan Thi Thuan's artisan will continue to transfer the profession and vocational training, not only produce towels and Ao Dai but also develop silk, lotus silk, embroidery thread to embroider silk paintings which has Vietnamese spirit.
 
By Nhung Nguyen