Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

Ngày 15 Tháng 12, 2020
( Nguồn Việt) Bn sc văn hóa người Ba Na Tây Nguyên

Người Bana Tây Nguyên luôn tự hào sở hữu những giá trị văn hóa đặc sắc đậm chất cao nguyên của dân tộc. Không gian Cồng chiêng Tây nguyên đã được Unesco công nhận Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại từ rất sớm ( 25/11/2005 ). Bản làng và cuộc sống đồng bào Bana gắn bó với văn hóa Người Bana Tây Nguyên luôn tự hào sở hữu những giá trị văn hóa đặc sắc đậm chất cao nguyên của  cồng chiêng và lễ hội.

Hình thức lễ hội trong đồng bào Bana rất đa dạng và phong phú: Lễ tạ ơn cha mẹ, lễ tạ ơn thần Lúa, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả, lễ cúng bến nước... Ngày lễ hội là dịp người Bana tạ ơn trời đất cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Các gia đình người Bana thể hiện tài nấu ăn, làm rượu cần qua những cách chế biến vô cùng độc đáo. Mỗi gia đình mang những sản vật chế biến của mình ra nhà Rông công cộng mời nhau thưởng thức. Tất cả mọi người cùng nhau thưởng thức món ăn, uống rượu cần và cùng nhau nhẩy múa trong tiếng cồng chiêng.

Trong mỗi ngôi làng của người Bana xưa, bao giờ cũng có một căn nhà Rông công cộng. Nơi đây được coi như trái tim của ngôi làng hoặc một đơn vị hành chính vùng cao nguyên. Tùy theo độ trù phú của địa bàn hành chính, ngôi nhà Rông sẽ có kích thước tương xứng. Nhà Rông được dựng bằng những vật liệu sẵn có trên rừng như gỗ, tre, nứa, lồ ô  và lợp bằng lá cỏ tranh. Có 8 cây cột chính được dựng làm khung  vững trãi cho ngôi nhà. Cây gỗ chọn làm cột phải thẳng, vút cao, được lựa chọn kỹ từ những gốc cây cổ thụ trong rừng đại ngàn Tây Nguyên. Cỏ tranh làm mái được phơi khô đến vàng óng, rồi ép thẳng do những tay thợ lành nghề của buôn làng lợp kỹ. Có một số nơi, cột nhà Rông còn được chạm khắc hoa văn cầu kỳ. Dù có phải xa buôn làng, nhà rông luôn sống trong trái tim người Bana cùng bao kỷ niệm gắn bó.

Nhà Rông là nơi họp bản, là nơi các già bản tập trung dân bản thông báo những quyết định của bản. Nhà Rông còn là nơi trai tráng chưa vợ trong làng đến tụ họp và ngủ lại hàng đêm.

Bộ sử thi Tây Nguyên ,  " Hom" theo tên gọi của đồng bào Bana  được hàng đêm lưu giữ và truyền bá như một giá trị văn hóa truyền khẩu, phi vật thể dưới  vòm mái nhà Rông Tây Nguyên.

Ngày lễ hội, nhà Rông trở thành không gian văn hóa của cả bộ tộc. Các lễ hội chính, đồng thời là nơi tiếp khách của bản diễn ra tại đây. Theo quan niệm của người Bana, các thần linh cũng tụ họp về đây trong ngày lễ hội hiến sinh. Lễ đâm trâu truyền thống của người Bana, dù gặp phải nhiều tranh cãi , vẫn tồn tại trong những bản làng đại ngàn Tây Nguyên.

Năm nay, Lễ hội Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên từ ngày 30/11/2018 đến 2/12/2018 được tổ chức rầm rộ.

Festival phục dựng và giới thiệu đến đông đảo du khách nghi lễ và lễ hội truyền thống. Lễ hội hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya khai mạc ngày 10/11/2018 tại làng Gri, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Pah thu hút khá đông khách du lịch trong và ngoài nước.

Còn rất nhiều việc phải làm cho văn hóa người Bana và các dân tộc ít người khác trong khu vực Tây Nguyên. Kho tàng những hoạt đông văn nghệ dân gian nơi đây đang cần bảo tồn và kế thừa phát triển. Đã đến lúc các cấp chính quyền cũng như tổ chức Unesco Việt Nam cần bắt tay vào trước khi những nét văn hóa như: nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian, đan lát truyền thống, dệt thổ cẩm .... trở nên thất truyền với tốc độ đô thị hóa như hiện nay.

Gia Linh