Địa chỉ: Số 270/10D - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

Nhà sử học Lê Văn Lan: Người học trò cuối cùng của GS Đào Duy Anh xúc động kể về người thầy đáng kính của mình

Ngày 02 Tháng 05, 2024

Giáo sư Lê Văn Lan được mệnh danh là một trong những cây đại thụ của nền sử học nước nhà. Đặc biệt, Giáo sư có mối nhân duyên đặc biệt với người thầy của mình là cụ Đào Duy Anh, người đã giảng dạy nhà sử học trong những năm tháng đầu sự nghiệp.

Trong Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác”, nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904-2024), Nhà sử học Lê Văn Lan đã có những chia sẻ ý nghĩa về quá trình học tập và làm việc cùng với cụ Đào Duy Anh trong lĩnh vực nghiên cứu cổ sử.

z5391467199859-3f0a60645f86b37dd6e4c65b3d226c7e-1714301665-4-1714462281.jpg

Quang cảnh hội thảo

Từ năm 1956

những năm tháng đầu sự nghiệp.

Trong Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác”, nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904-2024), Nhà sử học Lê Văn Lan đã có những chia sẻ ý nghĩa về quá trình học tập và làm việc cùng với cụ Đào Duy Anh trong lĩnh vực nghiên cứu cổ sử. - 1957, khi còn là sinh viên K1 khóa 1 hệ sử Đại học Tổng Hợp Hà Nội, Nhà sử học Lê Văn Lan kể rằng ban đầu ông quyết định theo học ở khoa văn của giáo sư Đặng Thai Mai, nhưng sau đó, khi nghe tin rằng khoa sử có giáo sư Trần Đức Thảo và đặc biệt có thầy Đào Duy Anh, ông đã quyết định học thêm ở khoa sử, bởi việc được học cùng thầy Đào Duy Anh là một mơ ước bấy lâu của ông.  Sau năm đầu tiên, số lượng sinh viên trong lớp K1 khoa sử đã giảm đáng kể, chỉ còn hơn 30 sinh viên từ năm thứ nhất tiếp tục lên năm thứ hai. Trong một bối cảnh đầy rẫy những khó khăn, Giáo sư Lê Văn Lan nhớ lại phải đối mặt với một tình huống khó khăn khi bị yêu cầu ký vào một tuyên bố phản đối thầy Đào Duy Anh. Giáo sư là người duy nhất không ký vào bản phản đối thầy Đào Duy Anh với lý do “không phải là kẻ phản thầy”.

faf44fac5831f66faf20-1714406150.jpg

Những chia sẻ về cụ Đào Duy Anh trong Hội thảo "Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác"

Sau khi tốt nghiệp vào năm 1959, Giáo sư Lê Văn Lan may mắn được phân công làm việc tại Viện Sử và được giao nhiệm vụ liên lạc giữa các giáo viên làm việc tại viện và những người làm việc tại nhà.  Lúc đó, viện Sử chỉ mới có bốn viện trực thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước, được coi là một cơ quan danh giá dù lúc đó chưa được chính thức thành lập. Ông rất vui và ngạc nhiên khi nghe tin rằng cụ Đào Duy Anh và cụ Trần Văn Dầu, hai nhà giáo uy tín, cũng đã gia nhập Viện Sử từ trước một năm, tức là năm 1958. Ông được phân vào Ban cổ sử và làm việc tại Nhà 38 phố Hàng Chuối, một căn buồng nhỏ nhưng đầy kỷ niệm, trong ban cổ sử đó, có nhiều nhân vật nổi tiếng như cụ Phạm Trọng Điềm, cụ Nguyễn Ngọc Tỉnh, cụ Hoàng Thúc Trâm, và ông. Trong thời điểm ấy, Viện có chế độ làm việc ở nhà, cụ Đào Duy Anh cũng được hưởng chế độ đó và thường nghiên cứu công việc tại khu tập thể Kim Liên. Đặc biệt, cụ đã hoàn thành các công trình mà thầy Hoàng Ngọc đánh giá là mở đầu khai sinh cho hộ môn khoa học địa lý học lịch sử Việt Nam hiện đại vào năm 1964 ở nhà riêng. 

Nhớ lại kỷ niệm đáng nhớ với cụ Đào Duy Anh, Giáo sư Lê Văn Lan kể rằng “"Khi Đất Nước Việt Nam qua các đời mở ra, tôi đang ngồi ở cái góc xó của mình, thì cụ Đào Duy Anh lừng lẫy vào buồng, và tay tầm cái quyển Đất Nước Việt Nam qua các đời, bản in lần đầu tiên vẽ bì khổ lớn to như thế này, và cũng đặt tay lên vai tôi. Tôi gửi hai quyển sách này, mở ra, chữ ký có lời đề tặng của cụ, nguyên văn như thế này "Kính gửi anh Lê Văn Lan”, ký tên Đào Duy Anh. Tôi hết sức bất ngờ và tôi nhận ra ở cái việc cho sách mà tặng sách như thế này, đấy, cụ hay thầy của tôi đã thừa nhận rằng tôi trước đây là học trò, nhưng bây giờ là đồng điệp sau 5 năm về Viện Sử năm 1959-1964, tôi đã được cụ đãi ngộ như thế”.

Sau này, khi Giáo sư Lê Văn Lan thường lui tới khu nhà tập thể của cụ, ông nhớ rõ khoảnh khắc cụ tặng một phòng nhỏ cho thầy Trần Đức Thảo. Thời điểm ấy, thầy Trần Đức Thảo đang lao đài ở trên Ba Vì nhưng vì căn lều của thầy bị mất, không còn chỗ ở nên thầy đã được cụ Đào Duy Anh nhường một phòng nhỏ trong căn nhà tập thể ở phố Kim Liên.

Về sau, Nhà sử học Lê Văn Lan trở thành thành viên của hội đồng đặt tên phố Hà Nội, ông cảm động khi có cơ hội góp phần đặt tên cho con phố đã chứng kiến những dấu ấn của hai cụ thầy là Đào Duy Anh và Trần Đức Thảo. Nhà sử học Lê Văn Lan đã tham gia vào việc đặt tên cho nơi đó là "Khổ Đào Duy Anh", cũng như sau đó ông được tham gia vào việc đặt tên cho phố Trần Huy Liệu và cuối cùng là phố Hoa Bằng của cụ Pham Thực Trệ. Từ những kinh nghiệm suốt 60 năm, Giáo sư vẫn kiên định theo đuổi lĩnh vực cổ sử học và văn hóa học đồng thời cũng đã học được cách xây dựng nhân cách của mình từ những người thầy đáng kính. Quan trọng hơn, Giáo sư Lê Văn Lan quan niệm rằng phải luôn cố gắng trả ơn và đáp lại lòng tận tụy của mọi người, từ người già đến người trẻ, những người đã chia sẻ mọi khoảnh khắc trong cuộc đời của ông.

50-1714498517.jpg

Cụ Đào Duy Anh cùng các học trò của mình. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
Theo vanhoavaphattrien.vn